Sunday, July 19, 2015

Nhân học kinh tế theo trường phái tân Weber



Nhân học kinh tế theo trường phái tân Weber

Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch [*]

Sau một thời gian dài suy tàn, nhân học kinh tế đang trải qua thời kỳ phục hưng. Đã có sự hồi sinh đáng chú ý trong nghiên cứu về tiêu thụ (Miller 1994, 1995, 1997), toàn cầu hóa (Appadurai 1996; Friedman 1995), kinh tế chính trị tân Marxist (E. Wolf 1982, 1999; Clammer 1985; Roseberry 1988, 1989; Mintz 1985; Donham 1990), phân tích dân tộc ký của các ngành công nghiệp cụ thể (Attwood 1992; D. Wolf 1992; Janelli 1993; Moberg 1997), tư tưởng kinh tế phương pháp luận (Gudeman 1986; Gregory Altman 1989; Gudeman Rivera 1990; Carrier 1997), tặng quà (Strathem 1988; Weiner 1992; Godelier 1999), và nền tảng văn hóa và các vấn đề đi kèm của đời sống kinh tế (Douglas Isherwood 1979; Douglas Ney 1998; Appadurai 1986; Parry Bloch 1989; Hefner 1990). Thậm chí đã có một số sách giáo khoa mới và nghiên cứu ngành phụ (Halperin 1994; Wilk 1996; Narotzky 1997; Gudeman 1998).
Bài viết này thảo luận một quan điểm lý thuyết đang nổi lên trong sự tái sinh của nhân học kinh tế. Sau gần hai thập niên trong đó phương pháp tiếp cận theo trường phái Marx chiếm ưu thế, những nhà nhân học kinh tế đang ngày càng tìm đến Max Weber như là vị tiền bối đáng kính, người đã đặt ra những câu hỏi tiên tri nhất về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. Thay vì xem văn hóa là một phần của cấu trúc thượng tầng theo thuyết hiện tượng phụ (epiphenomenal superstructure) xác định “trong trường hợp cuối cùng” bởi lực lượng vật chất, những người theo trường phái tân Weber tích hợp quan điểm tập trung về ý nghĩa của nền văn hóa vào phân tích thể chế và xã hội và xem tất cả đời sống xã hội – bao gồm cả đời sống kinh tế – được làm sống động bởi văn hóa. Trong khi đó, truyền thống cũ xem đời sống kinh tế trong xã hội theo hướng phi thị trường như được “gắn kết/nhúng” vào trong xã hội và văn hóa, trường phái tân Weber xem sự gắn kết văn hóa (cultural embeddedness[1]) như vậy thậm chí trong bối cảnh đô thị, phức tạp và tư bản nhất. Cách tiếp cận Tân Weber, trong ý nghĩa này, có nghĩa là nhà nhân học kinh tế càng thông hiểu với sự đổi hướng diễn giải, đổi hướng văn hóa trong nhiều ngành khoa học xã hội đương đại, bao gồm phần còn lại của nhân học.
Mặc dù theo phong cách Weber thật sự, quan điểm này đa dạng, lan tỏa, vẫn được xác định trong thực tế, một số đặc trưng của nhân học kinh tế tân Weber bao gồm chiết trung nhân quả (causal eclecticism), tính trung lập chính trị (theo ý nghĩa cụ thể được thảo luận dưới đây), thiên hướng theo trường phái quy nạp (inductivism[2]), tự ý thức về xây dựng mô hình. Tất cả những người theo trường phái tân Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa, nhưng họ không xem văn hóa hoặc là như cái “hộpriêng biệt cô lập khỏi đời sống xã hội, chính trị và kinh tế hoặc là như tập hợp các truyền thống quy tắc ứng xử miễn nhiễm với các hoạt động sáng tạo của cá nhân (individual agents). Theo cách này, đó là nỗ lực tạo nên nền tảng ở khoảng giữa giữa những người theo cách tiếp cận cấu trúc (structuralist[3]), tân Marxist[4](theo cách rất riêng trong nhân học) được gọi là kinh tế chính trị” (“political economy”[5]) và các phương pháp tiếp cận diễn giải, tập trung vào ý nghĩa đối với đời sống kinh tế.
Do quan điểm này nhiều điểm tương đồng chia sẻ nhiều lợi ích với kinh tế học thể chế (institutional economics[6]), nhưng khá mới mẻ nên ít được biết đến bởi hầu hết những người theo trường phái kinh tế học thể chế (institutionalists), mục đích của bài viết này là mô tả và trình bày cách tiếp cận này trong nhân học để độc giả của tạp chí này quan tâm bồi đắp hình thức hợp tác liên ngành (nên) có giữa những di sản tương ứng của chúng ta. Trường phái kinh tế học thể chế Mỹ vào đầu thế kỷ 20 đã có một số kết nối với trường phái lịch sử kinh tế học Đức (German historical thought of economics) (Mayhew 1988), trong đó Weber là một thành viên kiệt xuất. Với sự đi xuống của trường phái lịch sử Đức, các liên kết quan điểm Schmoller-Sombart-Weber và quan điểm Veblen-Commons-Mitchell-Ayres đã bắt đầu khô héo. Có lẽ bài viết này có thể là một bước đi nhỏ hướng tới phục hồi kết nối đã bị mất cho quyền (birthrights) chung của chúng ta.
Nhưng, để không có bất kỳ hiểu lầm nào, hãy để tôi nêu ngay một vài điều mà bài viết này không có ý định nói đến. Bài viết không phải là lịch sử nhân học kinh tế và nó thậm chí còn đề cập ít đến lịch sử tương tác giữa nhân học và kinh tế học thể chế. Mặc dù tôi trình bày một lượng hợp lý bối cảnh lịch sử, mục tiêu của tôi là đặt bối cảnh này mẫu hình (paradigm) đang nổi lên mà tôi tin rằng những người theo trường phái kinh tế học thể chế sẽ quan tâm; và do đó, mô tả lịch sử của tôi nhất thiết phải chọn lọc và ngắn gọn. Đây không phải là bản tóm tắt các nghiên cứu đương đại trong nhân học kinh tế, trong đó, mặc dù xâm nhập đáng kể của tân Weber, nhưng nó vẫn chủ yếu là tân Marxist. Một bản tóm như vậy sẽ đòi hỏi ít nhất cách xử lý độ dài quyển sách. Nó không có nghĩa là tán dương ưu điểm của các ý tưởng cụ thể của Weber hoặc gợi ý rằng những người theo trường phái kinh tế học thể chế cần phải đặt ông vào ngôi đền riêng của họ thờ các bậc tiền bối linh thiêng. Bài viết cũng không có nghĩa là giới thiệu về tư tưởng tân Weber trong khoa học xã hội hoặc thậm chí trong nhân học nói chung. Weber đang tạo nên cuộc quay lại to lớn trong nhiều lĩnh vực con của xã hội học, bao gồm xã hội học kinh tế (economic sociology[7]) và xã hội học chính trị (political sociology) (ví dụ, Mann 1986; Holton và Turner 1989; Swedberg 1998). Mặc dù thấy đa số các tài liệu chuyên ngành này rất hấp dẫn nhưng tôi không phải là nhà xã hội học và do đó không đủ trình độ để trình bày các phương pháp tiếp cận của ngành học đó đến đối tượng học giả uyên thâm. Trong phạm vi chuyên ngành nhân học của tôi, những người tự nhận là theo trường phái nhân học tân Weber nhất, họ quan tâm nhiều hơn đến tôn giáo hơn là các chủ đề về kinh tế (ví dụ, Tambiah 1985, 1990; Bowen 1998). Tôi sẽ không thảo luận về những người theo trường phái tân Weber đó trong bài viết này.
Một số khái quát

Mặc dù nhân học kinh tế có thể lần theo dấu vết nguồn gốc ở công trình tiên phong của Bronislaw Malinowski (1922), Marcel Mauss (1954), và Raymond Firth (1967) trong nửa đầu thế kỷ 20, cuộc tranh luận giữa cái gọi là formalists và substantivists[8] nổ ra trong những năm 1950, 1960, và đầu những năm 1970 thu hút nhiều chú ý trong toàn bộ ngành nhân học và mang đến các hoạt động sôi nổi nhất trong nhân học kinh tế. Dĩ nhiên, cuộc tranh luận này không có gì là mới cả. Mặc dù tên gọi (labels) và thành phần tham gia khác nhau nhưng vấn đề là giống hệt những gì trong Methodenstreit (hay Method War) vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Đức và vô số các tranh luận khác về việc liệu nghiên cứu đời sống kinh tế cần hướng tới nghiên cứu quy nạp (inductive) bắt chước lịch sử hay nghiên cứu hình thức (formal) và suy luận (deductive) bắt chước vật lý. Điều đáng chú ý nhất của tranh luận này trong nhân học là trong thực tế, những người tham chiến ít khi nhắc đến các tranh cãi tương tự, lâu dài hơn, và gây nhiều hậu quả hơn trong các ngành khác, đặc biệt là kinh tế học. Như thể nhân học kinh tế là một lĩnh vực đứng tự do mà không có nhiều mối quan hệ lý thuyết hay thực nghiệm (empirical) với các ngành có liên quan ngoài phần còn lại của nhân học.
Đáng chú ý nhất là hiếm có sự thừa nhận rằng Thorstein Veblen, John R. Commons, Wesley C. Mitchell, Clarence Ayres, hoặc John Kenneth Galbraith đã có những phê bình sâu sắc về formalism quá mức và các giả định không hợp lý (unreasonable) trong kinh tế học. Phải tìm kiếm khó khăn mới tìm ra được các tham khảo đến những người theo trường phái thể chế (institutionalists) vĩ đại này trong tài liệu chuyên ngành nhân học. Những người theo trường phái thể chế, bởi sự tuyệt vời của họ, đã không được đáp trả bằng “lời khen”. Mặc dù hầu hết các nhà kinh tế học chính thống bỏ qua những nhân vật như vậy trong nhân học như Melville Herskovits, Marshall Sahlins, Raymond Firth, Paul Bohannan, và Harold Schneider, nhiều người theo trường phái thể chế (Neale 1962; Mayhew 1972, 1980; Adams 1972) đã kết hợp những hiểu biết về nhân học và đóng góp các tranh luận lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm quan trọng, chủ yếu là ở phía substantivist. Nhân vật mà công trình nghiên cứu nhiều hơn bất kỳ người nào khác, là đầu mối hợp tác giữa nhân học kinh tế và kinh tế học thể chế, tất nhiên, đó là Karl Polanyi – nhà substantivist vĩ đại (Neale và Mayhew 1983), ông đã dạy ở khoa kinh tế tại Columbia, phối hợp với một số nhà nhân học, và cũng là tuyên bố của các nhà sử học kinh tế. Ngoài Polanyi, một mắt xích quan trọng là George Dalton, được đào tạo như một nhà kinh tế và là một trong những nhân vật hàng đầu của trường phái anthropological substantivism [1].
Vì là trường hợp có nhiều tranh luận gay gắt trong lý thuyết nhân học, mâu thuẫn giữa formalist-substantivist đã không kết thúc bởi các dữ liệu thực nghiệm tốt hơn hay lập luận có sức thuyết phục hơn đã chiến thắng. Nó chỉ kết thúc bởi vì lợi ích lý thuyết trong ngành học rộng hơn của nhân học chuyển sang các vấn đề khác nhau. Nhà nhân học đặt trọng tâm vào nhìn toàn cảnh (holism), và vì vậy chúng ta có xu hướng ít tập trung vào chuyên ngành phụ (subdisciplinary). Dòng lý thuyết trong nhân học kinh tế, ví dụ, đã luôn luôn đi theo xu hướng trong nhân học văn hóa xã hội (sociocultural) như là một tổng thể. Một mặt, sự trỗi dậy của phương pháp tiếp cận theo trường phái Marx và mặt khác, phương pháp tiếp cận diễn giải, nhân văn dần dần làm cho các vấn đề của cuộc tranh luận formalist-substantivist là tin tức của ngày hôm qua đối với hầu hết những nhà nhân học.
Nhưng sự thật đây không phải là một cuộc tranh luận đặc biệt cân bằng ngay cả ở tầm cao của nó. Formalism không bao giờ có nhiều cơ hội đứng trong vùng đất khắc nghiệt của nhân học Mỹ. Phương pháp tiếp cận formal đối với nhân học so sánh (comparative anthropology) đã phổ biến tại Anh trong suốt uy thế của thuyết chức năng cấu trúc (structural-functionalism[9]) trong những năm 1930 và 1940, và chúng luôn phổ biến nhiều trong nhân học Pháp được lấy cảm hứng từ duy lý (Des)cartes (Cartesian, rationalist-inspired French anthropology). Nhân học Mỹ kể từ thời của Franz Boas (vào đầu thế kỷ 20), tuy nhiên, được đặc trưng bởi đặc thù (particularism), nghi ngờ về lý thuyết lớn [grand theory - lý thuyết lớn là thuật ngữ do nhà xã hội học người Mỹ C. Wright Mills đặt ra trong Mường tượng xã hội (The Social Imagination) để chỉ hình thức lý thuyết hóa trừu tượng cao (highly abstract theorizing), trong đó tổ chức chính thức và sự sắp xếp các khái niệm ưu tiên hơn so với sự thông hiểu về thế giới xã hội - ND], không ưa thích cá nhân luận (methodological individualism), và sự tôn trọng gần như thiêng liêng đối với mô tả mịn (fine-grained description). Nói cách khác, trong khi vài formalists đáng chú ý xù lông, họ không bao giờ có những xâm nhập nghiêm trọng vào nhân học Mỹ - đó là ý thức hệ ác cảm với thông điệp của họ trong nền tảng vi mô (microfoundations[10]), định lượng (quantification), “duy lý” phổ quát, và xây dựng mô hình. Khẳng định rằng phương pháp formal và một thế giới quan chủ nghĩa cá nhân là cần thiết để nghiên cứu đời sống kinh tế được nhà nhân học có góc nhìn toàn diện nhìn nhận như một thách thức đối với kiểu tường thuật, dân tộc ký của sự thông hiểu mà chính đây là đặc trưng của nền tảng phương pháp luận của ngành học này. Thông điệp của substantivist về bối cảnh văn hóa, các nguyên tắc kinh tế khác nhau gắn liền với các xã hội khác nhau, và sự gắn kết của kinh tế trong các thể chế xã hội và văn hóa (Polanyi 1944) là phù hợp hơn với phương thức thông hiểu đó.
Một thuộc tính tư tưởng khác của nhân học kể từ Boas là thái độ chống đối đối với xã hội tư bản và xã hội định hướng thị trường, mà thường tự biểu lộ thông qua lý tưởng hóa lãng mạn mang tính chất khác biệt của xã hội “nguyên thủy”. Boas, trên hết, được giáo dục tại Đức – một đất nước thấm nhuần sâu sắc với sự nhạy cảm lãng mạn thời kỳ cuối. Nổi tiếng khi cho rằng săn bắt và hái lượm là “xã hội giàu có nguyên thủy” (“the original affluent society”) trong quyển sách xuất bản năm 1972 mang tên Stone Age Economics (Kinh tế học Thời kỳ Đồ đá), Marshall Sahlins đã thể hiện quan điểm, trong một số phần, đại diện cho sự giao thoa giữa chủ nghĩa lãng mạn nhân học (anthropological romanticism) này và sự đối nghịch với văn hóa đang phổ biến (counterculture) của những năm 1960. Đây không phải là lời phê bình đối với cuốn sách mang tính chất khai phá này mà chính Stone Age Economics đã cung cấp liều thuốc giải độc có giá trị cho giả định ngầm của trường phái “hiện đại hóacủa ưu thế kỹ thuật đạo đức phương Tây. Nó cảnh báo chúng ta một thực tế rằng niềm tin chiếm ưu thế mà chúng ta đang nắm giữ - công nghiệp hóa giải phóng chúng ta khỏi phần lớn các công việc vất vả trong các xã hội phi công nghiệp - chủ yếu chỉ là huyền thoại (Schor 1991). Nó cũng cho thấy giả định của các nhà kinh tế về sự khan hiếm phổ quát phần lớn là thiên kiến (bias) văn hóa. Điểm chính của tôi ở đây là trong một môi trường trí tuệ đặc trưng bởi sự lãng mạn và chống thị trường, substantivism đã nhất quán hơn nhiều với cách thức mà hầu hết các nhà nhân học đã nghĩ và vẫn nghĩ. Thực tế, nhiều nhà nhân học của thời kỳ đó đã xem kinh tế học tân cổ điển là một thứ khoa học xã hội thụt lùi, đáng nghi ngờ về mặt tư tưởng, và nguy hiểm nhất – một thái độ mà phần lớn vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay.
Lý do mà formalism bắt đầu có ảnh hưởng đáng chú ý và trực tiếp đến nhân học là bởi vì trong thực tế, những năm 1950 và 1960 là thời kỳ mà các chương trình tiến hóa văn hóa và so sánh xuyên văn hóa đã trở lại khiêm tốn qua những nỗ lực của các học giả như Julian Steward, Leslie White, và George Peter Murdock. Trong một số vòng ảnh hưởng quan trọng, bóng ma của Boas và các học trò của ông đã được yểm trừ, và lý thuyết lớn, phổ quát hóa đã được tích cực thảo luận nhiều hơn bao giờ hết kể từ những năm 1890. Sự sùng bái ý tưởng này xuất hiện với sự phổ biến của “trường phái duy vật văn hoá” (“cultural materialism”) của Marvin Harris trong những năm 1960 và 1970. Mặc dù vẫn có những nhà nhân học đi theo hướng trường phái duy vật văn hoá thuyết tiến hóa nhưng công bằng mà nói thì các quan điểm này đã trở nên rất lỗi thời đứng ở vị trí ngoại biên trong ngành học ngày nay. Sahlins bác bỏ mạnh mẽ (1976) khuynh hướng tiến hóa trước đây của mình (cũng như phương pháp tiếp cận Marxist, duy vật, và tân cổ điển) có lợi cho thuyết cấu trúc quyết định lịch sử, văn hóa là một sự kiện quan trọng của khoảnh khắc sụp đổ của lý thuyết lớn [2].
Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, cuộc tranh luận giữa formalist-substantivist bề ngoài có vẻ đang diễn ra và nhân học kinh tế bắt đầu suy yếu. Chủ nghĩa Marx cấu trúc (structural Marxism[11]) (hoặc trường phái Althusser với đặc tính Levi-Strauss) bùng lên trong thời kỳ ngắn dưới vỏ bọc của sự nhập khẩu Pháp. Các chủ đề chính của trường phái này bao gồm các khớp nối giữa những phương thức sản xuất, liệu quan hệ họ hàng và các trục khác của tổ chức xã hội có thể được xem là một phần của kết cấu bên dưới trong các xã hội tiền tư bản hay không, và liệu hình thức nguyên thủy của khai thác giai cấp có thể được phân biệt trong những xã hội như thế hay không [3]. Chủ nghĩa Marx cấu trúc bùng cháy rực rỡ trong thời kỳ ngắn - chắc chắn đã có tính chính trị chính xác tại thời điểm chính xác - sau đó đã trở thành quá lỗi thời và lụi tàn, ít nhất là ở Bắc Mỹ. Sự ngắn ngủi này trở thành trò đùa của nhiều câu chuyện cười hồi tố, một số trong các nhân vật nổi lên một lần - chủ yếu các nhà nhân học Pháp - đã trở thành người dị biệt trong ngành. Nhìn lại, có vẻ hiển nhiên rằng nhà nhân học dựa trên các cấu trúc, lực lượng, khớp nối giữa các phương thức sản xuất đã không thể tồn tại lâu dài được trong một ngành với xu hướng thiên lệnh chân thành đối với việc nghiên cứu đời sống và suy nghĩ của con người bằng xương bằng thịt. Sử gia Marxist người Anh E. P. Thompson phê phán nặng nề những người theo trường phái Althusser (1978), trong đó ông lập luận rằng cần thiết phải đưa các chủ thể (actors) con người thực trở lại vào đàm luận (discourse) và phân tích Marxist, đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các nhà nhân học Mỹ đang theo dõi cuộc tranh luận. Chủ nghĩa Marx tiếp tục phát triển mạnh tại Mỹ bao gồm chủ yếu là trường phái kinh tế chính trịlịch sử, toàn cầu hóa liên kết chặt chẽ nhất với công trình nghiên cứu của Eric Wolf (1982) Sidney Mintz (1985). Liệu những người theo phương pháp tiếp cận này kết hợp thành công đời sống và suy nghĩ của con người bằng xương bằng thịt hay không là chủ đề của cuộc tranh luận đáng kể trong nhân học (ví dụ, Ortner 1984).
Nhưng rốt cuộc, một xu hướng khác cháy âm ỉ trong những năm 1960 và 1970 lại dẫn đến thay đổi nền tảng và lâu dài trong nhân học nói chung và trong nhân học kinh tế nói riêng: nhân học biểu tượng (symbolic anthropology[12]) và nhân học diễn giải (interpretive anthropology). Một số nguyên lý chính của phong trào này bao gồm chống thực chứng (anti-positivism); nhấn mạnh sự thông hiểu nhân văn các quan điểm chủ quan của người trong cuộc; ưu tiên “mô tả đậm đặc” (“thick description”) của thuyết biểu tượng (symbolism) và ý nghĩa (Geertz 1973) qua lời giải thích khoa học hoặc chức năng; nghi ngờ lý thuyết lớn, so sánh; xem phân tích văn hóa như là một bản dịch văn bản (textual translation) giữa thế giới văn hóa này và thế giới văn hóa khác; và tìm kiếm cảm hứng từ phê bình văn học và triết học hơn là khoa học. Tôi nghĩ lý do chính khiến cho sự phát triển này không có tác động ngay lập tức đến nhân học kinh tế đó là những người thực hành (practitioners) chính - chẳng hạn như David Schneider, Victor Turner, và (đặc biệt là) Clifford Geertz - không bao giờ tự nhận là nhà nhân học kinh tế, và công trình của họ lúc đầu chỉ có mối quan hệ gián tiếp tới mối quan tâm cốt lõi của các nhà nhân học kinh tế. Mặc dù hai công trình của Geertz từ đầu những năm 1960 (Agricultural Involution [1963a] và Peddlers and Princes [1963b]) rõ ràng là về chủ đề kinh tế, chúng thường không được bao gồm trong các truyền thống substantivist, formalist, evolutionist, hoặc Marxist - tất cả trường phái này đều còn tồn tại vào thời điểm đó. Vị thế gần giống như Chúa của Geertz trong nhân học được bắt đầu với The Interpretation of Cultures năm 1973. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng các công trình nghiên cứu trước đây của ông, mặc dù được đánh giá cao, được coi là khó hiểu bởi nhiều nhà nhân học - cả kinh tế và ngược lại - trong những năm 1960.
Lý do chính của phản ứng khó hiểu này là do các công trình nghiên cứu diễn giải dường như không khớp với bất kỳ mẫu hình (paradigm) lý thuyết đã được biết đến nào. Chúng rõ ràngchống thực chứng trong giai đoạn mà hầu hết các nhà nhân học vẫn nghĩ mình là nhà khoa học. Chúng dường như rất nhiều nhằm thay thế trường phái tổng thể chiết trung (eclectic holism) bằng quan điểm nhỏ hơn, hẹp hơn, duy tâm hơn (idealist) về văn hóa (Harris 1979). Nhưngmột yếu tố khác bổ sung vào sự tiếp nhận ban đầu thờ ơ này – và điều mà tôi muốn phát triển – đó những nhà nhân học biểu tượng diễn giải như Geertz rõ ràng đã chỉ định lý thuyết gia tiên phong - người có ảnh hưởng tuy nhỏ nhưng đáng ngạc nhiên vào sự phát triển của nhân học Mỹ và được xem là một nhân vật không liên quan gì lắm: Max Weber. Những lý do giải thích sự ảnh hưởng khiêm tốn của Weber lên ngành này là rất phức tạp và sẽ đưa tôi đi quá xa trong bài báo này. Tuy nhiên, đủ để có thể nói, chính Weber bày tỏ nỗi hoài nghi về khả năng của con người trong một xã hội có thể “thông hiểu” (“understand”) (theo từ tiếng Đức Verstehen) tâm trí của con người ở những xã hội hoàn toàn khác biệt. Ngoài ra, Weber đã không để lại bất kỳ nền tảng học thuật hoặc chính trị nào – như Karl Marx, Emile Durkheim, hoặc Boas đã làm – nhằm duy trì tầm nhìn của mình sau khi qua đời. Nhưng Geertz, cũng như David Schneider, không được đào tạo trong khoa nhân học, một cách chính xác, mà trong một khoa kỳ quặc (và bây giờ không còn tồn tại) Quan hệ Xã hội (Social Relations) tại Harvard, được thành lập bởi Talcott Parsons và đã mang những nhà nhân học, xã hội học, khoa học chính trị, và tâm lý học (kinh tế học rõ ràng là có vai trò ngoại vi hơn) lại với nhau. Marx vắng mặt trong khoa này, Durkheim có vai trò quan trọng, nhưng Weber mới là vị tiền bối ưu việt và tôn kính. Không có gì nghi ngờ, phiên bản Geertz của Weber trong những công trình nghiên cứu đầu tiên mang màu sắc Parson rất riêng (Kuper 1999).

Weber hậu duệ

Đầu tiên, chúng ta hãy xem qua một vài sự kiện về Weber và mối quan hệ của ông với kinh tế học. Bản thân Weber được đào tạo về luật và kinh tế , trong phần lớn cuộc đời mình, ông là một giáo sư kinh tế. Nguồn gốc và động lực của chủ nghĩa tư bản phương Tây nỗi ám ảnh lớn trong công trình nghiên cứu (corpus) rộng lớn và đa dạng của ông. Công trình nổi bật nhất thời gian sau này của ông Economy and Society [1921-22] (1968), các bài giảng sau này được biên soạn và xuất bản sau khi ông mất mang tên General Economic Hisotry (1981) [4]. Xem xét những sự kiện này, cũng như sự sáng chói của hệ thống lý thuyết được xây dựng trong thời gian dài của ông, tôi cảm thấy sự vắng mặt gần như tuyệt đối của Weber trong kinh tế hiện đại thậm chí còn đáng buồn hơn vị trí bên lề của ông suốt sáu thập niên trong ngành nhân học Mỹ. Tuy bản thân Weber là người đề xuất trường phái lịch sử chống thực chứng, chống thuyết cận biên (anti-marginalist[13]) trong Methodenstreit, thế nhưng, ông lại là một người có ý kiến tuy bất đồng nhưng hòa giải trong những vị trí đó. Một trong những bài viết ban đầu của ông [1903] (1975) là phê bình các thành viên khác của trường phái lịch sử vì đã duy tâm (idealism) quá mức và đã bỏ qua những thấu hiểu về thuyết cận biên. Thái độ chống đối của ông luôn tập trung vào những ai muốn kinh tế học trở nên hoàn toàn định lượng và formal hơn là những ai muốn kết hợp các mô hình formal vào phân tích kinh tế. Trong thực tế, học thuyết của ông về các mẫu lý tưởng (ideal types) đã được phát triển nhằm cung cấp các quy tắc rõ ràng và nhất quán cho việc xây dựng một thế giới vô cùng phức tạp. Bản thân Weber đã tận dụng nhiều nguyên tắc của thuyết cận biên, và sự tán đồng của ông đối với cá nhân luận (methodological individualism) cũng được biết đến.
Nhưng Weber cho rằng “hành động xã hội có ý nghĩa” (“meaningful social action”) là quá phức tạp và đa dạng để có thể tinh giản thành các tiên đề phổ quát, đơn giản và thành một giả định tiền đề ưu tiên quan hệ nhân quả. Ông tin rằng – cùng với đồng nghiệp như những người theo trường phái tân Kant như Wilhelm Dilthey và Wilhelm Wundt – sứ mệnh của khoa học nhân văn (human sciences) là thông hiểu hành động xã hội có ý nghĩa này và rằng sự thông hiểu như vậy đòi hỏi phải có một phương thức phân tích diễn giải có chút quan hệ tới các thủ tục của khoa học tự nhiên. Tối đa hóa một cách duy lý (rational maximixation), bản thân nó là một mẫu lý tưởng, trong khi hữu ích khi viện dẫn nó như một tiêu chuẩn mà chúng ta có thể so sánh hành vi thực tế của con người, thì đừng bao giờ vật chất hóa hoặc giả định nó trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Theo quan điểm của Weber, con người (human actors) có lúc hướng về lợi ích (interest), có lúc hướng về giá trị (value), có lúc hướng về truyền thống (tradition), nhưng thường xuyên hướng về một kết hợp phức tạp của cả ba thứ vừa nêu. Sự cân bằng có thể được xác định chỉ bằng kinh nghiệm (empirical) cho từng trường hợp cụ thể, chứ không phải tự nó đã đúng (mà ko cần chứng minh). Những so sánh cho chúng ta thấy rằng động cơ thúc đẩy con người tồn tại trong bối cảnh thể chế, văn hóa, và biểu tượng, ​​và chính chúng nên là tiêu điểm của bất kỳ khoa học xã hội thật sự nào.
Một khía cạnh quan trọng khác của tư tưởng Weber – và là khía cạnh phân biệt rất rõ giữa những người theo trường phái tân Weber đương đại với những người theo trường phái tân Marxist – là sự nhấn mạnh của Weber về tính trung lập giá trị của các ngành khoa học xã hội. Trong bài tiểu luận nổi tiếng của ông, Science as a Vocation (Gerth và Mills 1946), Weber lập luận rằng, là con người, chúng ta có quyền và trách nhiệm hành động theo niềm tin đạo đức và chính trị của chúng ta; là nhà khoa học xã hội, chúng ta không chiếm vị trí cao hơn và uy tín đạo đức của chúng ta không vượt trội hơn so với công dân. Kết quả của phân tích và nghiên cứu khoa học xã hội là kiến ​​thức cao cấp có thể thông báo tranh luận công khai, nhưng không phải là giá trị cao cấp cho phép chúng ta thiết kế các xã hội tốt hơn. Weber là đối thủ của Marx về mặt khái niệm – sự thống nhất của lý thuyết và thực hành (praxis), và hầu hết những người theo trường phái tân Weber ngày nay tin rằng các nhà khoa học xã hội bắt buộc phải tách cam kết chính trị ra khỏi nghiên cứu ở mức độ lớn nhất có thể (Billig 1999). Chính trong ý nghĩa này và chỉ ý nghĩa này mà tôi, đã đề cập ở phía trên, cho rằng cách tiếp cận tân Weber là trung lập về chính trị.
Các bài viết (corpus) của Weber có phạm vi rộng lớn, đa dạng, và có lúc tự mâu thuẫn. Có nhiều vấn đề nghiên cứu của Weber mà những người theo trường phái tân Weber bỏ qua hoặc tranh cãi. Một số ít ngày nay thảo luận về “xu hướng chính” (“master trend”) của duy lý hóa (rationalization) (và học thuyết này thường bị hiểu sai là mọi việc đều có mục đích (teleological way)). Nhiều nhà nhân học (ví dụ như Goodell 1995; Goody 1996) chống đối bức tranh mô tả các xã hội châu Á của Weber như là chưa sẵn sàng cho chủ nghĩa tư bản, và  đặc tính tiêu cực của ông về nông dân bị ràng buộc bởi truyền thống (dù ông ít miệt thị nông dân hơn so với, chẳng hạn, Marx). Các khái niệm quan trọng “charismatic authority” và “rational routinization” vẫn đang chờ đợi những công trình nghiên cứu một cách công phu trong thời đại ngày nay. Và, bởi lý do hiển nhiên, hầu hết các nhà nhân học mong rằng Weber không bao giờ bày tỏ nghi ngờ ảm đạm như vậy về khả năng con người ở xã hội này thông hiểu những người trong xã hội khác. Weber, người dường như vẫn còn sống và gây ấn tượng sâu sắc, ít nhất là trong nhân học kinh tế, là người mà:
·         Nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu hành động xã hội có ý nghĩa (tức là, biểu tượng) để (thông) hiểu những động cơ thúc đẩy của con người.
·         Nhấn mạnh rằng chúng ta tạo ra các mẫu lý tưởng nhằm cho phép chúng ta phân loại, so sánh, và đối chiếu các định chế và xã hội và nhằm để chúng ta nhận trách nhiệm đối với những mẫu lý tưởng đó và không vật chất hóa các khái niệm trừu tượng của chính chúng ta.
·         Xem các ngành khoa học xã hội giống lịch sử hơn là giống vật lý.
·         Không duy vật cũng không duy tâm và là những người từ chối ưu tiên quan hệ nhân quả (a prior causal priority) mà ủng hộ cách tiếp cận chiết trung phức tạp đối với quan hệ nhân quả.
·         Giữ vị trí càng trung lập về đạo đức và chính trị càng tốt khi chúng ta đang làm công việc khoa học xã hội.
·         Xem hoàn cảnh của con người như là kết quả của lịch sử cụ thể, không bị điều khiển, và chưa xác định và là người bác bỏ các hệ thống (schemes) lớn và tổng quát hóa quá mức cách thức lịch sử tiếp diễn.
·         Được dạy rằng chúng ta không phải chia nhỏ tất cả những khác biệt quan trọng thành loại (class) và nếu mọi người nghĩ rằng địa vị, đảng phái, chủng tộc và dân tộc là những khác biệt quan trọng, họ có xu hướng hành động như thể những khác biệt đó là quan trọng.
·         Tập trung mạnh nhất ở nơi giao thoa giữa môi trường thể chế mà chúng ta tạo ra và các giá trị, đạo đức, và biểu tượng cho phép chúng ta sống như sinh vật xã hội có tri giác.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Weber, ít nhất là trong thế giới nói tiếng Anh, The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism [1904-1905] (1958), cho rằng chủ nghĩa tư bản châu Âu được dự báo dựa vào sự kết hợp độc đáo và bất ngờ giữa một ma trận thể chế cụ thể và các giá trị (hay “tinh thần” (“spirit”)) văn hóa nhất định. Trong các công trình nghiên cứu tiếp theo về Ấn Độ, Trung Quốc, người Do Thái cổ đại, Weber trình bày các trường hợp tương phản của các tình huốngtrong đó hoặc môi trường thể chế hoặc môi trường văn hóa không có lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản duy . Trong tất cả những tác phẩm này, ông đã cố gắng đặt mình vào tâm trí của các chủ thể (actors) bản địa đang đối mặt với các tình huống, niềm tin, và bối cảnh khác nhau. Đáng chú ý nhất, lập luận trung tâm của ông trong The Protestant Ethic đó là, môi trường văn hóa trong đó chủ nghĩa tư bản thời kỳ đầu phát triển hưng thịnh ở Bắc Âu có nguồn gốc theo cách mà lúc ban đầu không thực sự liên quan gì tới tiết kiệm, đầu tư, chấp nhận rủi ro, hay tạo ra lợi nhuận. Trong ý nghĩa thực tế, hệ thống tạo nên thế giới mà chúng ta gọi là chủ nghĩa tư bản, ít nhất là trong một phần nào đó, một hậu quả không dự tính (unintended consequence) của việc thay đổi các giá trị tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt nhất, nỗi lo lắng về sự cứu rỗi theo thần học Calvin và khái niệm “kêu gọi” (“calling”). Những giá trị này đã có một “ái lực chọn lọc” (“elective affinity”) với sự duy lý kinh tế chủ nghĩa tư bản, không có cách nào để thiết kế chúng nhằm tạo ra hiệu ứng này. Hãy luôn ghi nhớ rằng Weber lý thuyết gia chiết trung nhân quả khiêm tốn về mặt trí tuệ nhất trong bất kỳ lý thuyết gia lớn nào. Ông không bao giờ thực hiện, ông luôn phủ nhận, sự khẳng định rằng học thuyết Calvin là nguyên nhân tạo ra chủ nghĩa tư bản. Bản thân Weber luôn lấy làm tiếc khi bất cứ ai cũng có thể suy ra cái gọi là quan điểm mạnh mẽ” (“strong thesis”) này từ công trình nghiên cứu của ông. Đối với ông, quan niệm về ái lực chọn lọc và sự phát hiện (revelation) ngạc nhiên về chủ nghĩa tư bản như là một hậu quả không dự tính trước, đó đóng góp to lớn của The Protestant Ethic.[5]
Cách tiếp cận của Geertz trong các những công trình nghiên cứu đầu tiên của mình có nhiều điểm chung với cách tiếp cận của tiền bối trí tuệ của ông, Weber, hoàn toàn có chủ ý. Đúng là trong khoảng 25 năm qua, Geertz ngày càng quay lưng lại với các chủ đề về kinh tế, hầu hết mọi người trong lĩnh vực này đã không còn coi ông là một học giả đặc biệt phù hợp cho nhân học kinh tế nữa. Geertz tự cho rằng sứ mệnh của mình là “giảm sức mạnh của khái niệm văn hóa” (“cutting of the culture concept down to size”) (1973, 4) và đã nổi tiếng định nghĩa văn hóa (trích dẫn Weber như sự việc được xem là mẫu mực cho các quyết định sau này của ông) là “các mạng lưới ngữ nghĩa (webs of significance) mà chính con người bện thành” (1973, 5), qua đó, báo hiệu cho nhiều người về sự bác bỏ của ông đối với phương pháp tiếp cận tổng hợp, toàn diện hơn, thay vào đó, ông luôn luôn tìm cách đặt văn hóa trong bối cảnh kinh tế, chính trị, và xã hội (Roseberry 1989; Kuper 1999). Kể từ cuối những năm 1960, mối quan tâm của Geertz có xu hướng nhiều hơn về thực hành tôn giáo, lễ nghi (ritual), hùng biện (rhetorical), và kịch nghệ (dramaturgy) hơn là về đời sống kinh tế và chính trị, mặc dù đôi khi ông cũng đi lạc trở lại các chủ đề kinh tế (Geertz 1979). Công trình nghiên cứu đậm diễn giải của Geertz liên quan hoặc không liên quan đến nghiên cứu về đời sống kinh tế, ở chừng mực nào đó, là vấn đề gây tranh cãi và không liên quan đến thảo luận của tôi ở đây.
Nhưng để làm rõ, tôi sẽ nêu một công trình nghiên cứu mang màu sắc “kinh tế” rõ ràng hơn của Geertz vào thời kỳ đầu. Peddlers and Princes được viết vào năm 1963(b) , mặc dù ngắn ngủi, là một trong những cuốn sách hay nhất từng được viết trong ngành nhân học kinh tế. Ở đây, so sánh hai thị trấn Indonesia: Modjokuto Java Tabanan Bali. Thông qua mô tả đậm đặc” (“thick description”[14]) và so sánh địa phương đến từng chi tiết, Geertz lần lượt bóc tách các định chế, giá trị và ý nghĩa gắn liền với nền kinh tế kiểu khu chợ (bazaar) tự do cho tất cả mọi người ở Modjokuto nền kinh tế dựa trên mối quan hệ phường hội phân thứ bậc ở Tabanan. Phân tích của ông bổ sung các mẫu lý tưởng nhằm mô tả tiềm năng của mỗi thị trấn để chủ nghĩa tư bản “cất cánh” (theo cách nói thông thường năm 1963, nhưng bây giờ thì không còn).
Cách tiếp cận của Geertz rõ ràng là diễn giải, nhưng ông cũng có ý định xây dựng các mô hình tự bản chất hóa (self-consciously essentialized) của thực tại nhằm đưa ra các khẳng định so sánh và tổng quát. Mối quan tâm của ông không nằm ở bản thân giá trị và tín ngưỡng, mà nằm ở cách thức các đặc trưng văn hóa tương tác với các định chế địa phương, quốc gia, và thậm chí toàn cầu, dẫn đến khác biệt và thay đổi các động lực của hành vi kinh tế như thế nào. Giống như Weber, Geertz không bao giờ vật chất hóa văn hóa bằng cách xem văn hóa như là một thực thể hữu hình lơ lửng trong tâm trí cảm nhận của con người (actors) thực. Thay vào đó, Geertz xem các tín ngưỡng, chuẩn mực, và biểu tượng - là các bộ phận cấu thành của văn hóa - luôn thay đổi và luôn thương lượng khi điều kiện thể chế thay đổi, sự kiện chính trị tiến triển, và các lực lượng thị trường trên thế giới tác động lên các cơ hội sẵn có đối với cá nhân (individual actors). Văn hóa, đối với Geertz, đó là sự trừu tượng năng động, nhưng vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên hoạt động kinh tế. Nếu Weber phân tích đan xen tinh thần tư bản với tài liệu lịch sử về việc gia tăng quyền sở hữu, hợp đồng, ghi sổ kép, chế độ gia công ở nhà (putting out system), ý thức thời gian, và công ty luật; thì Geertz, cũng như vậy, phân tích đan xen các giá trị và cảm nhận khác nhau đang chiếm ưu thế trong hai thị trấn Indonesia với tài liệu lịch sử về môi trường thể chế khác nhau mà trong đó người buôn kẻ bán (commercial actors) hoạt động. Nếu có một nét đặc trưng nhất trong phương pháp tiếp cận Weber và Geertz về đời sống kinh tế thì đó là sự tập trung vào kết nối quan trọng (nexus) giữa các định chế (được xem xét ở nhiều cấp độ) và văn hóa (được hiểu theo cách thức năng động và không vật chất hóa này). Người dân ở các xã hội phi tư bản, ở một mức độ đáng kể nào đó, được xem như là theo đuổi “lợi ích”, nhưng nội dung và bối cảnh của những lợi ích đó trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào thì thường là đáng ngạc nhiên, và thông thường là phức tạp, và nói chung đó là trọng tâm của phân tích.
Như đã nói, mối quan tâm của Geertz về các chủ đề kinh tế đã suy yếu sau những năm 1960, tuy vậy, ông vẫn là đại diện trung gian quan trọng giữa Weber và nhân học kinh tế tân Weber đương đại. Ngoài sự trộn lẫn những ảnh hưởng địa phương với ảnh hưởng khu vực và toàn cầu của Geertz, tác động lớn nhất của ông là làm sống lại khái niệm biểu tượng, với trọng tâm là ý nghĩa, và năng động của nền văn hóa đã được nhấn mạnh bởi Weber và những người khác trong những năm đầu của thế kỷ 20 nhưng đã chấm dứt bởi một khái niệm “mô hình tổng” (“total pattern”) (hoặc “siêu hữu cơ” (“superorganic”)) rộng hơn, tĩnh hơn. Khái niệm trọng tâm là ý nghĩa và năng động này đã trở thành đặc trưng nổi bật của phương pháp tân Weber. Cách tiếp cận này không – hay nói đúng hơn là không thể – theo dõi thành một dòng liên tục cho tới Weber được. Nhưng Geertz lấy cảm hứng từ sự hồi sinh của mối quan tâm trong Weber trong nhân học, và kể từ đó, nhiều nhà nhân học kinh tế đã sử dụng các yếu tố của phương pháp và cách tiếp cận rất riêng của Weber (tức là, không lọc qua Geertz) để giải quyết các mối quan tâm đa dạng. Nhưng, như đã nói trước đó, Weber một nhà tư tưởng phức tạp và mâu thuẫn. Các học giả đương đại khác nhau đọc Weber theo cách khác nhau và chọn những thứ khác nhau từ phương pháp của ông để áp dụng cho công trình nghiên cứu của mình. Cách tiếp cận tân Weber, dù là cách tiếp cận tương đối đồng nhất, đang trở nên đặc biệt hơn mỗi ngày, nhất là khi so sánh với cách tiếp cận tân Marxist vẫn đang chiếm ưu thế. Sự hồi sinh này của cách tiếp cận tân Weber được minh họa bởi ba công trình nghiên cứu tương đối gần đây như sau.
Việc thường sử dụng thuật ngữ “kinh tế chính trị” trong tựa đề quyển Political Economy of Mountain Java của Robert Hefner (1990) là một thách thức đối với các nhà nhân học tân Marxist - những người đã chiếm lấy thuật ngữ này hoàn toàn cho riêng mình. Quyển sách của Hefner rõ ràng là kinh tế chính trị phi Marxist. Trong phương pháp tiếp cận phi kinh tế đối với sự thay đổi kinh tế” của ông (20), Hefner đặt câu hỏi cho các khái niệm như tự ngã” (“self”), “lợi ích” (“interest”) và “gia cấp” (“class”) (một lần nữa, được xem các mẫu lý tưởng) xuất hiện dễ dàng trong các tài liệu tân cổ điển hay chủ nghĩa Marx. Ông cho thấy các giá trịbiểu tượng cốt lõi về tính cá nhân (personhood) nghĩa vụ xã hội đã tương tác với sự thay đổi về thể chế và chính trị ở vùng cao nguyên TenggerJava Indonesia nói chung như thế nào. Hefner quan tâm nhiều đến cách mà người dân vùng cao Java “trải nghiệm giai cấp” (“experienced class”) (23) trong suốt những biến đổi lịch sử hơn là quan tâm đến các điều kiện (được gọi là) “khách quan” đang thay đổi của giai cấp. Theo phong cách Weber thật sự, ông đan xen phân tích hiệu ứng đa nguyên” (“pluralistic effects”) của giai cấp với “hiệu ứng đa nguyên” của các đảng phái lòng trung thành phi giai cấp – dựa trên địa vị, chính trị, khu vực, dân tộc, và tôn giáo – coi quan trọng không kém đối với người dân (actors) ở vùng xuôi và thường xuyên tác động đến phân chia giai cấp.
Với phương pháp tiếp cận hoàn toàn là tân Weber, Hefner tự nhận ông đứng ở giữa giữa một bên là kinh tế chính trị tập trung vào các lực lượng, cơ cấu, và phương thức sản xuất và một bên là khoa học xã hội diễn giải tập trung vào khơi gợi thực tại chủ quan. Mặc dù quyền lực (power) ở các dạng thức đa dạng không phải lúc nào cũng được nhận thức (hay nhận thức một cách đúng đắn) bởi các chủ thể (actors) mà dựa vào đó quyền lực hoạt động, điều này không làm giảm thực tại và tầm quan trọng cơ bản của quyền lực. Mặt khác, nhận thức của những chủ thể (actors) đó – được khơi gợi từ phân tích văn hóa và diễn giải – xác định trong phạm vi rộng những suy nghĩ và hành vi của con người tạo nên sự thăng trầm của dòng chảy lịch sử. Cả hai khía cạnh của sự tồn tại con người (human existence) – các lực lượng chính trị và kinh tế “khách quan” ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và các ý nghĩa chủ quan mà dựa vào đó người dân hành động – phải được kết hợp với tài liệu thấu đáo về thay đổi lịch sử và sự tồn tại xã hội (social existence). Vì mọi người hành động theo cách hiểu chủ quan của riêng mình, chẳng có vị trí quyền uy hay địa vị cao nào mà từ đó chúng ta có thể đánh giá rằng những con người mà chúng ta đang nghiên cứu bị đánh lừa bởi “nhận thức sai lầm” (“false consciousness”).
Trong khi Roger Janelli (1993) có thiên hướng trích dẫn các lý thuyết gia đương đại như Michel Foucault, Pierre Bourdieu, Anthony Giddens (bản thân họ cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi Weber) hơn là trích dẫn Weber, thì nghiên cứu dân tộc ký của ông về biệt hiệu chaebol (tức là, tập đoàn kinh doanh) ở Hàn Quốc là một minh họa hoàn hảo cho góc nhìn tân Weber. Sử dụng quan sát có tham giavà phỏng vấn sâu (tức là, Verstehen  - tiếng Đức, có nghĩa là ‘understand in a deep way’, ‘thông hiểu’), Janelli trình bày phân tích “đậm đặc” về tổ chức thể chế và kết cấu văn hóa của chaebol như là một hiện tượng địa phương chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế văn hóa của quốc gia cũng như toàn cầu, và ông đan xen các mức độ khác nhau này với sự tinh tế tuyệt vời. Ông tuyên bố trước rằng ý định của ôngkết hợp cách tiếp cận kinh tế chính trị với cách tiếp cận biểu tượng/văn hóa, ông đã hoàn thành mục tiêu này một cách đáng ngưỡng mộ. Ông cho thấy các ngành và các cá nhân khác nhau trong tổ chức tận dụng nguồn tài nguyên biểu tượng hiện vẫn còn theo các cách sáng tạo, thường là phục vụ lợi ích trong quá trình này các kết cấu văn hóa được thực hiện tái thực hiện không ngừng như thế nào. Ông cho thấy tổ chức chính thức của chaebol các quan hệ quyền lực đòi hỏi bởi tổ chức đó ảnh hưởng và tới lượt nó bị ảnh hưởng bởi các kết cấu biểu tượng định hướng giá trị như thế nào (điều này gợi nhớ đến phân tích của Weber về cáchcác giá trị và ý tưởng được sử dụng để thống trị, hợp pháp, cũng chống lại các trật tự thể chế cụ thể).
Nghiên cứu thực nghiệm phong phú của Janelli chứng minh cho sự vô ích của những khái niệm nhị phân đơn giản như structure - agency, lợi ích vật chất - giá trị, tìm kiếm lợi nhuận trừu tượng - hướng về lợi ích cá nhân và gia đình, và thị trường tự do - văn hóa. Ông luôn ý thức trách nhiệm của mình là người diễn giải và trình bày văn hóa Hàn Quốc, và ông viết theo cách phản xạ (reflexively) về vị trí nhạy cảm của mình trong chaebol. Nghiên cứu của ông đậm tính văn hóa, nhưng quan điểm của ông về văn hóa là năng động, mang tính biểu tượng, và chiến lược. Và trong khi trọng tâm chính là ở phạm vi vi mô, ông không e ngại khi so sánh chaebol với các doanh nghiệp ở các nước khác nằm tạo điều kiện cho sự thông hiểu (bằng cách sử dụng “các mẫu lý tưởng”). Janelli vẫn giữ trung lập chính trị trong nghiên cứu của mình, một công trình nghiên cứu như vậy rất có ích trong việc mang đến cho những người ở phương Tây một khái niệm đầy sắc thái hơn (bị bóp méo mạnh) về tổ chức kinh doanh Đông Á và văn hóa Á Đông nói chung.
Công trình nghiên cứu của tôi về ngành đườngPhilippines – đặc biệt là các ông trùm đường” (“sugar barons”) giàu có – cố gắng thể hiện các nguyên tắc của phương pháp tiếp cận tân Weber này (Billig 1991, 1992, 1993, 1994) [7]. Đường đã từng là cây trồng thuộc địa cổ điển tại Philippines. 100% sản phẩm được xuất khẩu sang Mỹ, chủ đồn điền là những nhân vật chính trị quyền lực nhất trong cả nước. Sau sự sụp đổ ồ ạt trong những năm 1980, ngành công nghiệp này tồn tại ngày nay như một tay chơi ngoại vi và tương đối nhỏ (ngoại trừ thực tế là ngành này đã sử dụng khoảng hai triệu người). Ân sủng xã hội, tiêu dùng phô trương, và âm mưu chính trị là các đặc trưng của giới tài phiệt ngành đường trong quá khứ mà ngày nay đầy sự khinh miệt hơn là sự ngưỡng mộ của người dân thường Philippines. Trong nền kinh tế mà sự thống trị của giới tài phiệt nông nghiệp ở nông thôn đang nhanh chóng nhường chỗ cho các lợi ích công nghiệp, thương mại, tài chính ở đô thị, chủ đồn điền đường lâm vào cảnh nợ nần, cách ly khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội, và trên bờ vực của sự sụp đổ tài chính trong một môi trường mà trong đó tính hiệu quả, giá trị gia tăng, và di chuyển lên tầng lớp xã hội cao hơn và giàu có hơn là những câu nói thông dụng mới. Một số con cái của chủ đồn điền đang theo đuổi nghề nghiệp, một số đang đa dạng hóa sang các lĩnh vực kinh doanh mới, và một số di cư, nhưng phần nhiều là đang chờ đợi để đạt được những gìhọ muốn, đó là việc khôi phục không thể tránh khỏi của ngành đường như là ngành công nghiệp ưu việt của quốc gia. Các giá trị và ý nghĩa mới đặc trưng cho đời sống kinh tế chính trị ở quốc gia hiện đại có vẻ mang tính quá nước ngoài – quá Trung Quốc” – đối với những chủ đồn điền/trang trại (hacienderos) và họ không thể tin được rằng đồng hương của họ lại có thể đặt rất nhiều niềm tin vào giới luật sai lầm và nguy hiểm như vậy. Vì vậy, mối quan hệ giữa môi trường thể chế đang thay đổi ở các cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và những giá trị biểu tượng văn hóa đang thay đổi này là trọng tâm chính của nghiên cứu đang thực hiện của tôi. Điều này đòi hỏi phải xem xét các quan điểm và ý kiến của giới tài phiệt một cách nghiêm túc và xử lý các giá trị và chuẩn mực của họ với thái độ trọng thị hơn là miệt thị (Billig 1999).
Rốt cuộc thì những chủ đề nào đã nối kết Geertz, Hefner, Janelli và tác giả bài viết thành một “trường phái” mới nổi của nhân học kinh tế tân Weber? Cả bốn tác giả đều tìm cách làm sáng tỏ mô tả ý nghĩa, sự thông hiểu, động cơ chủ quan của những chủ thể (actors) tại nơi sinh sống của họ. Tất cả các tác giả đều xem sự thông hiểu biểu tượng văn hóa này là các nguồn lực thường được dùng với mục đích thúc đẩy hay cưỡng lại các “lợi ích bản thân chúng được kết cấu văn hóa trong một chuỗi vô tận các mối quan hệ nhân quả tương tác và tương hỗ. Văn hóa không phải thứ hiện ra lờ mờ, tĩnh tại. Bản thân văn hóa luôn luôn mở đối với thương lượng, thay đổi và chủ thể riêng lẻ (individual agency). Tất cả các tác giả đều xem xét văn hóa trong bối cảnh chính trị và kinh tế ở phạm vi địa phương, khu vực và toàn cầu, nhưng đánh giá cao các sự kiện và các tác động vĩ mô luôn luôn được nhận thức, sáng tạo, và hành động trong phạm vi ý nghĩa được kết cấu văn hóa. Tất cả các tác giả đều tập trung vào mối quan hệ giữa các thể chế văn hóa và luật pháp, tổ chức, và chính trị, và tất cả đều xem các mối quan hệ này là tương hỗ, tương tác, và năng động. Tất cả các tác giả đều tự ý thức tạo ra các khái niệm trừu tượng (nghĩa là, các mẫu lý tưởng) tạo điều kiện để xem xét các đối tượng dân tộc ký của họ dưới góc độ so sánh. Tất cả các tác giả đều thảo luận về những khác biệt xã hội quan trọng của các chủ thể (actors) và không tinh giản những khác biệt này thành giai cấp kinh tế. Tất cả các tác giả đều cố gắng duy trì vị trí trung lập chính trị và mô tả các ý tưởng và giá trị của những người có quyền lực cũng như không có quyền lực theo cách thức tế nhị và tinh tế. Tất cả các tác giả đều quan tâm đến những nơi chốn mà “chủ nghĩa tư bản” hoặc xâm nhập nhanh chóng hoặc biến dạng thành hình thức mới. Và, cuối cùng, tất cả các tác giả đều tập trung vào sự tương tác giữa chủ nghĩa tư bản toàn cầu và văn hóa và các định chế địa phương. Tôi nghĩ rằng Weber sẽ đồng ý với những nhận xét này.

Một số kết luận

Nhân học, như tôi đã đề cập trước đó, có lịch sử lâu dài về cách tiếp cận đặc thù (particularism) và hiện thực (realism) với cuộc sống xã hội của con người. Điều này cũng dễ hiểu bởi đặc điểm độc đáo của ngành này là nhằm đi ra ngoài xã hội và thế giới thu hẹp của chúng ta và xem xét kinh nghiệm của con người với cái nhìn toàn diện và so sánh hơn. Lý thuyết formal có vẻ rất hiệu quả khi áp dụng cho các xã hội mà trong đó trao đổi thị trường chiếm ưu thế nhưng lại có vẻ thất bại khi áp dụng cho vòng đeo kula ở đảo Trobriand hoặc ngày lễ tặng quà (potlatch) của Kwakiutl. Và lý thuyết formal có thực sự cung cấp tài liệu đầy đủ về đời sống kinh tế trong xã hội định hướng thị trường hay không - đây chính là mối nghi ngờ của những ai có quan điểm toàn diện và so sánh. Nhưng quan điểm nhân học không cần phải dẫn đến – như nó thường xuyên – sự đối nghịch với tất cả các tổng quát hóa hay lý thuyết. Tổng quát hóa có thể được thực hiện, nhưng với sự khiêm tốn và thận trọng cao độ. Công trình nghiên cứu của tôi về Philippines, ví dụ, cung cấp và được cung cấp bởi sự thông hiểu của tôi về quá trình mà giới tài phiệt thành thị chiếm chỗ giới tài phiệt nông thôn ở các nơi khác và tại những khoảnh khắc khác của lịch sử. So sánh cụ thể – chẳng hạn như những so sánh được minh họa bởi Geertz và Weber – là rất có giá trị trong việc cung cấp tài liệu chi tiết dẫn đến các nguyên tắc và giả thuyết lý thuyết ở mức thấp và vừa, và từ đó có thể bổ sung nhiều cho kinh tế học theo nghĩa rộng. Các nghiên cứu không hợp thời hiện nay về các hệ thống kinh tế có thể so sánh được, giờ đã có thể được hồi sinh thành góc nhìn năng động hơn, chi tiết hơn, và so sánh triệt để hơn, tức là, xem các quá trình của sự thay đổi liên tục là chủ đề chính và kết hợp thông tin chỉ từ các kiểu xã hội mà nhà nhân học thích nghiên cứu. Góc nhìn theo trường phái tân Weber rất phù hợp để cung cấp nền tảng cho nhân học kinh tế so sánh như vậy và có thể xuất hiện bên cạnh kinh kế học thể chế, kinh tế học Marxist, kinh tế học theo trường phái Áo, kinh tế học hậu Keynes và, vâng, thậm chí là kinh tế học tân cổ điển như là một đóng góp tích cực đối với nỗ lực chung của chúng tôi.
Khái niệm về văn hóa là trọng tâm của phương pháp tiếp cận được trình bày chi tiết ở đây. Tôi nhận ra rằng, tất nhiên, một phần rất lớn các nhà kinh tế sẽ tiếp tục bỏ qua hoàn toàn văn hóa hoặc viện dẫn văn hóa mà không thực sự kết hợp nó vào các phân tích của họ. Đối với họ, văn hóa đại diện cho cái gì đó có độ nhiễu, không quan trọng, không duy lý, và lộn xộn mà chúng ta phải giữ cho nó không đổi nếu chúng ta hy vọng tiếp tục thực hiện phân tích formal. Nhưng đã có một vài nhà kinh tế trong thập niên qua đã “phát hiện” văn hóa và nghĩ rằng nó quan trọng (Harrison 1985; North 1990; Sowell 1994; Harrison và Huntington 2000). Thật không may, nhiều người trong số họ – những người có xu hướng chấp nhận quan điểm khá cổ hủ về văn hóa như là “điều gì đó” ổn định, có trước, và tách rời từng mảng – đã khiến những cá nhân đó bị gài bẫy trong nanh vuốt mạnh mẽ của nó và cố chấp không đổi cho đến vĩnh viễn. Quan điểm này chỉ trở thành cách mới, phần nào sáng suốt hơn, giữ cho văn hóa liên tục (Billig 1994). Quan điểm năng động và tương tác đặc trưng của nhân học kinh tế tân Weber có thể dùng làm liều thuốc giải độc mạnh đối với kiểu suy nghĩ đơn giản như vậy, và nó có thể cung cấp mô hình để văn hóa có thể được đưa vào phân tích kinh tế.
Nếu cho rằng Max Weber là người luôn khiêm tốn mẫu mực thì chúng ta, những nhà nhân học kinh tế tân Weber cần thiết phải khiêm tốn trước khi yêu cầu sự chú ý của các nhà kinh tế học. Tôi chắc chắn rằng hầu hết các nhà kinh tế học sẽ xem phương pháp tiếp cận này là chẳng liên quan gì đến những gì họ làm và tiếp tục xây dựng mô hình dựa trên các tiên đề phổ quát. Đối với một số người, cách tiếp cận này dường như đủ hợp lý nhưng chủ đề thì nhàm chán. Nhưng đối với những người theo trường phái thể chế và những người khác ở bên mang tính lịch sử, quy nạp, hiện thực hơn của sự chia cắt, kiến thức và công nhận lớn của phương pháp ngày càng tăng này trong nhân học kinh tế nên ít nhất phục như là bằng chứng cho thấy đồng minh trong ngành mà những ai chia sẻ nhiều khía cạnh của tầm nhìn theo trường phái thể chế về mục đích mục tiêu của khoa học kinh tế. Khi xem chi tiết, nhân học kinh tế tân Weber gần giống với kinh tế học thể chế.
Ghi chú
1. Mặc dù lập luận của Polanyi về sự gắn kết của đời sống kinh tế trong văn hóa và xã hội đã ảnh hưởng sâu rộng và quan trọng, quan điểm của ông (và của Dalton) về văn hóa “lối sống tổng thể” (“total lifeway”) hay lối sống kiểu mẫu thời kỳ đầu được liên kết với E. B. Tylor vào cuối thế kỷ 19 trường phái Boas trong nhân học Mỹ thế kỷ 20. Quan điểm tân Weber diễn giải, mang tính biểu tượng, và tập trung vào ý nghĩa. Quan điểm thời kỳ đầu ngày nay thường bị cáo buộc là “bản chất” (“essentialist”) và cấu trúc quá mức đặc quyền vượt trên cá nhân (individual agency).
Một nhà kinh tế khác mà công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lớn lên nhân học kinh tế Ester Boserup (đặc biệt, năm 1965).
2. Các tài liệu hoàn chỉnh và bền vững hơn trong thời gian gần đây về lý thuyết nhân học văn hóa có thể tìm thấy ở Ortner (1984) Layton (1997).
Tranh luận nổi tiếng giữa James Scott (“nền kinh tế đạo đức”) (“moral economy”) và Samuel Popkin (“kinh tế chính trị”) (“political economy”) trong cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 là biểu hiện tinh tế và hấp dẫn của cuộc tranh luận substantivist-formalist đã tạo ra sự quan tâm mới tạm thời về nhiều vấn đề. Mặc dù Scott có ảnh hưởng trong nhân học kinh tế, tôi sẽ không thảo luận cuộc tranh luận này hơn nữa bởi vì cả hai học giả này là nhà khoa học chính trị và một cuộc thảo luận như thế sẽ đưa tôi đi quá xa khỏi câu chuyện chính của mình (Scott 1976; Popkin 1979).
3. Claude Meillassoux (1981) có lẽ là ví dụ sáng suốt nhất của thể loại này có sẵn bằng tiếng Anh.
4. Randall Collins (1980, 1986) tập trung vào các khía cạnh nghiêng về trường phái thể chế hơn ít nghiêng về trường phái duy tâm hơn trong các tác phẩm ở giai đoạn chín muồi của Weber. Điều này đối lập với truyền thống Mỹ đang phổ biến – chủ yếu được thành lập bởi Parsons (nhập môn Weber năm 1947) – xem Weber như liều thuốc giải duy tâm của Marx. Từ những bài viết đầu tiên (ví dụ, [1903] 1975) cho đến cuối đời của mình, Weber lập luận rằng thật sai lầm khi đóng góp đặc quyền nhân quả vào ý tưởng hoặc đời sống vật chất.
5. Các tài liệu chuyên ngành thứ cấp quan trọng về The Protestant Ethic đồ sộ. Nhiều tài liệu đã chỉ ra những sai sót về lịch sử, logic, và thực tế trong tài liệu của Weber về hệ tư tưởng trường phái Calvin, bản chất của chủ nghĩa tư bản, các nghiên cứu tình huống so sánh. Những người khác đã đổ lỗi cho ông vì sử dụng những ý tưởng của giới thượng lưu và giới tăng lữ Tin Lành làm cơ sở cho việc đánh giá về tinh thần tư bản chứ không phải là những ý tưởng của người lao động các thương nhân bình thường. Tôi không tranh luận ở đây rằng quan điểm năm 1904 của Weber về sự gia tăng của chủ nghĩa tư bản châu Âu là chính xác hay sai lầm. Bản thân Weber cũng đã bày tỏ mối nghi ngại trong lời giới thiệu đối với bản in lại của tất cả các tác phẩm của ông về xã hội học tôn giáo [1922] (1963). Thay vào đó, tôi đang giải nghĩa ủng hộ phương pháp của ông khi phân tích sự thay đổi xã hội lịch sử.
6. Thực tế là tôi đã chọn ba công trình nghiên cứu từ Đông và Đông Nam Á phản ánh sự quan tâm đặc biệt của tôi đối với khu vực này chứ không phải đây là các công trình của những người theo trường phái nhân học kinh tế tân Weber nói chung.
7. Nghiên cứu của tôi ở Philippines được tài trợ bởi Fulbright Senior Research Award một số khoản tài trợ nghiên cứu từ Franklin Marshall College.
[*] Dịch từ Billig, Michael S., Institutions and Culture: Neo-Weberian Economic Anthropology, Journal of Economic Issues, Vol. 34, No. 4 (Dec., 2000), pp. 771-788. http://www.jstor.org/stable/4227610
[*] Các cước chú (footnotes) là của người dịch.



[1] Sự gắn kết (embeddedness) nhìn chung được định nghĩa tập hợp các mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể (actors) kinh tế phi kinh tế (cá nhân cũng như các nhóm gồm các cá nhân, có nghĩa là các tổ chức), đến lượt nó, tạo ra những kiểu hình đặc biệt của các ràng buộc và động cơ cho hành động và hành vi kinh tế (xem Hess, 2004; Jessop, 2001; Zukin DiMaggio, 1990). Khái niệm này được đưa ra lần đầu tiên bởi Polanyi (1944) trong quyển sách “Sự biến đổi vĩ đại” (“The Great Transformation”) của ông, trong đó từ chối rõ ràng quan điểmsau đó chiếm ưu thế của nền kinh tế được xem như là “tự nhiên”, cho trước, tự điều chỉnh không thể tránh khỏi trong hình thức, thay vì lập luận rằng các thị trường được xây dựng và quản trị dưới góc độ xã hội. Polanyi cũng phân biệt ba loại trao đổi kinh tế trong xã hội (đối ứng (reciprocal), tái phân phối (redistributive) thị trường (market)), mỗi loại đặc trưng bằng một hình thức khác nhau của độ gắn kết trong các cấu trúc xã hội văn hóa. Ý tưởng của Polanyi sau này được nghiên cứu lại và giới thiệu với khoa học xã hội vào giữa những năm 1980 bởi Marc Granovetter trong phản ứng đối với: (i) quan điểm hạ thấp xã hội (undersocialised) của hành động kinh tế đại diện bởi kinh tế học tân cổ điển giả định hành vi tư lợi hợp lý chịu ảnh hưởng một cách tối thiểu bởi các mối quan hệ xã hội(1985, tr.481); và (ii) quan điểm đề cao xã hội (oversocialised) trong xã hội học hiện đại quan niệm ‘mọi người tuân theo lời kêu gọi của hệ thống các chuẩn mực và giá trị được phát triển dựa trên sự đồng thuận, chấp nhận là một phần tính cách của cá nhân thông qua xã hội hóa, vì vậy sự tuân thủ không được xem là gánh nặng(tr. 483). Đi theo đến nửa đường, Granovetter thay vì nhấn mạnh vào tính cụ thể liên tục của các quan hệ xã hội trong đó các chủ thể kinh tế đang vướng vào, và bên ngoài nó mà sự thông hiểu đầy đủ các hoạt động kinh tế của họ là không thể. Khi làm như vậy, Granovetter chuyển trọng tâm phân tích độ gắn kết khỏi sự tập trung ban đầu của Polanyi vào các nền kinh tế và xã hội trừu tượng sang cá nhân, các nhóm, các tổ chức và mạng lưới các mối quan hệ liên cá nhân (Emirbayer Goodwin, 1994).
[2] Inductivism là mô hình truyền thống của phương pháp khoa học được đóng góp bởi Francis Bacon, người vào năm 1620 đã tuyên bố sẽ lật đổ tư duy được cho là truyền thống. Trong mô hình Bacon, người ta quan sát tự nhiên, đề xuất một quy luật vừa phải để khái quát mô hình quan sát, xác nhận nó bởi nhiều quan sát, mạo hiểm với một quy luật rộng hơn vừa phải, và xác nhận, cũng như vậy, bằng nhiều quan sát hơn, trong khi loại bỏ những quy luật bị bác bỏ (disconfirmed). Các quy luật phát triển rộng lớn hơn bao giờ hết nhưng không bao giờ vượt quá đáng kể sự quan sát cẩn thận và bao quát, trong khi các nhà khoa học lưu giữ các ghi ghép chính xác cho sự hợp tác. Như vậy giải thoát khỏi những định kiến nhưng trao quyền vượt ngoài quan sát của một con người đơn độc, các nhà khoa học dần dần phát hiện ra nguyên liệu và cấu trúc nhân quả của tự nhiên.
[3] Trong xã hội học, nhân học và ngôn ngữ học, cấu trúc luận (structuralism) lý thuyết cho rằng các yếu tố văn hóa của con người phải được hiểu trong mối quan hệ của chúng với hệ thống hay cấu trúc bao quátlớn hơn. Lý thuyết này nhằm phát hiện ra các cấu trúc làm nền tảng (ẩn) cho tất cả những điều mà con người thực hiện, suy nghĩ, nhận thức, và cảm nhận. Ngoài ra, như được tóm tắt bởi triết gia người Anh Simon Blackburn (1944 - ), cấu trúc luận niềm tin cho rằng các hiện tượng của đời sống con người không (rõ ràng để có) thể hiểu được, ngoại trừ thông qua mối tương quan của chúng. Những mối quan hệ này tạo thành một cấu trúc, đằng sau những biến đổi cục bộ trong các hiện tượng bề mặt là các quy luật bất biến của văn hóa trừu tượng”.
[4] Trường phái Tân Marxist là một thuật ngữ rộng (loose) dành để gọi các cách tiếp cận khác nhau trong thế kỷ 20, sửa đổi hoặc mở rộng chủ nghĩa Marx (Marxism) và lý thuyết Marxist (Marxist theory), thường là bằng cách kết hợp các yếu tố từ truyền thống trí tuệ khác, chẳng hạn như: lý thuyết phê bình (critical theory), phân tâm học (psychoanalysis) hoặc chủ nghĩa hiện sinh (existentialism).
[5] Ban đầu, thuật ngữ kinh tế chính trị được dùng để chỉ nghiên cứu về sản xuất (production) và thương mại (trade), và mối quan hệ của chúng với pháp luật, phong tục, và chính phủ, cũng như với phân phối thu nhập và tài sản quốc gia. Kinh tế chính trị bắt nguồn từ triết học đạo đức (moral philosophy). Được phát triển trong thế kỷ 18, nó nghiên cứu nền kinh tế của các quốc gia, hoặc các chính thể (polities), và do đó, được gọi là “kinh tế chính trị” (political economy).
Vào cuối thế kỷ 19, thuật ngữ kinh tế học (economics) đã thay thế kinh tế chính trị, trùng với việc xuất bản quyển sách giáo khoa có ảnh hưởng của nhà kinh tế học người Anh Alfred Marshall (1842 – 1924) vào năm 1890. Trước đó, nhà kinh tế học và logic học người Anh William Stanley Jevons (1835 – 1882), người đề xuất các phương pháp toán học áp dụng cho kinh tế, với chủ trương cho rằng kinh tế học nên ngắn gọn và với hy vọng thuật ngữ này sẽ trở thành “tên gọi được công nhận như một môn khoa học”. Quyển sách của Jevons “Lý thuyết toán tổng quát dành cho kinh tế chính trị” (“A General Mathematical Theory of Political Economy”) xuất bản năm 1862, theo nhà kinh tế học người Mỹ Irving Fisher (1867 – 1947), được xem là sự khởi đầu của phương pháp toán học trong kinh tế.
Hiện nay, kinh tế chính trị không còn là từ đồng nghĩa với kinh tế học nữa mà đề cập đến những vấn đề khác, bao gồm phân tích Marx (Marxian economics), phương pháp tiếp cận lựa chọn công (public-choice) ứng dụng bắt nguồn từ trường phái Chicago Virginia, hoặc chỉ đơn giản là những tư vấn của nhà kinh tế cho chính phủ hoặc công chúng về chính sách kinh tế nói chung hoặc về các đề xuất cụ thể. Các tài liệu chuyên ngành (literature) chủ đạo phát triển nhanh chóng từ những năm 1970 đã mở rộng vượt ra ngoài mô hình chính sách kinh tếdựa vào đó các nhà hoạch định tối đa hóa hữu dụng của cá nhân đại diện để hướng đến việc xem xét các lực lượng chính trị ảnh hưởng như thế nào đến lựa chọn chính sách kinh tế, đặc biệt về những xung đột trong phân phối và các định chế chính trị.
[6] Kinh tế học thể chế (institutional economics) tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của quá trình tiến hóa và vai trò của các thể chế (institutions) trong việc định hình hành vi kinh tế. Mục tiêu ban đầu của nó nằm trong sự phân đôi theo bản năng của nhà kinh tế và xã hội học người Mỹ Thorstein Veblen (1857 – 1929) giữa một mặt là công nghệ mặt khác là lĩnh vực nghi lễ” của xã hội. Tên gọi và các yếu tố cốt lõi của nó có thể quay ngược lại xem xét ở bài báo năm 1919 đăng trong tờ American Economic Review của giáo sư luật người Mỹ Walton H. Hamilton (1881 – 1958).
Kinh tế thể chế nhấn mạnh việc nghiên cứu rộng hơn về các định chế và xem thị trường là kết quả của sự tương tác phức tạp của các định chế khác nhau này (chẳng hạn như cá nhân, công ty, quốc gia, chuẩn mực xã hội). Truyền thống thời kỳ đầu này tiếp tục cho đến ngày nay như là một cách tiếp cận không chính thống hàng đầu về kinh tế học.
Một biến thể quan trọng là kinh tế học thể chế mới (new institutional economics) từ cuối thế kỷ 20, trong đó tích hợp các phát triển sau này của kinh tế học tân cổ điển (neoclassical economics) vào phân tích. Luật và kinh tế học là một chủ đề lớn kể từ sau ấn phẩm Cơ sở pháp lý của chủ nghĩa tư bản (Legal Foundations of Capitalism) của nhà kinh tế học thể chế người Mỹ John R. Commons (1962 – 1945) năm 1924. Kể từ đó, có cuộc tranh luận sôi nổi về vai trò của pháp luật (định chế chính thức) đối với tăng trưởng kinh tế. Kinh tế học hành vi (behavioral economics) là một đặc trưng khác của kinh tế học thể chế dựa trên những hiểu biết về tâm lý và khoa học nhận thức hơn là các giả định đơn giản về hành vi kinh tế.
[7] Xã hội học kinh tế (economic sociology) nghiên cứu nguyên nhân và tác động xã hội của các hiện tượng kinh tế khác nhau. Xã hội học kinh tế có thể được chia thành thời kỳ cổ điển và thời kỳ đương đại.
Thời kỳ cổ điển đặc biệt quan tâm tới tính hiện đại (modernity) và các khía cạnh cấu thành của nó như duy lý hóa (rationlization), thế tục hóa (secularization), đô thị hóa (urbanization), sự phân tầng xã hội (social stratification) v.v. Do xã hội học phát sinh chủ yếu như là phản ứng (reaction) đối với tính hiện đại của xã hội tư bản (capitalist modernity), kinh tế học đóng vai trò trong nhiều cuộc điều tra (inquiry) của xã hội học cổ điển. Thuật ngữ “xã hội học kinh tếlần đầu tiên được đặt ra bởi nhà kinh tế học và logic học người Anh William Stanley Jevons (1835 – 1882) vào năm 1879, sau đó sẽ được dùng trong các công trình của nhà xã hội học, tâm lý học xã hội và triết học người Pháp Émile Durkheim (1858 – 1917), nhà xã hội học, triết học, luật học, kinh tế chính trị người Đức Max Weber (1864 – 1920) và nhà xã hội học, triết học và phê bình người Đức Georg Simmel (1858 – 1918) giữa năm 1890 và 1920. Công trình của Weber về mối quan hệ giữa kinh tế và tôn giáo sự tỉnh ngộ” văn hóa (“disenchantment” (tiếng Đức: entzauberung), có nghĩa là duy lý hóa (rationalization) văn hóa và giảm giá trị của chủ nghĩa thần bí trong xã hội hiện đại) của phương Tây hiện đại có lẽ mang tính biểu tượng nhất của cách tiếp cận đặt ra trong thời kỳ cổ điển của xã hội học kinh tế.
Xã hội học kinh tế đương đại có thể bao gồm các nghiên cứu về tất cả các khía cạnh của xã hội hiện đại đối với các hiện tượng kinh tế; do đó, xã hội học kinh tế có thể được coi là lĩnh vực giao nhau giữa kinh tế học và xã hội học. Các chủ đề thường xuyên của cuộc điều tra xã hội học kinh tế đương đại bao gồm những hậu quả xã hội của trao đổi kinh tế, ý nghĩa xã hội mà chúng có liên quan và tương tác xã hội mà chúng tạo điều kiện hoặc gây cản trở.
[8] Sự đối lập giữa mô hình kinh tế substantivist và formalist lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà sử học kinh tế, nhân học kinh tế, kinh tế chính trị, xã hội học lịch sử và triết học xã hội người Mỹ gốc Hungary Karl Polanyi trong công trình nghiên cứu The Great Transformation (1944). Ông cho rằng thuật ngữ “kinh tế học” có hai nghĩa: ý nghĩa hình thức (formal) đề cập kinh tế học như là logic của hành động duy lý (rational) và ra quyết định, như là lựa chọn duy lý giữa việc sử dụng thay thế các nguồn lực giới hạn (khan hiếm). Tuy nhiên, với ý nghĩa thứ hai, ý nghĩa nội dung (substantive), không phải giả thiết ra quyết định duy lý cũng không phải giả thiết điều kiện khan hiếm. Nó chỉ đơn giản đề cập đến nghiên cứu về cách con người kiếm sống từ môi trường xã hội và tự nhiên. Chiến lược sinh kế của xã hội được coi là sự thích nghi với điều kiện môi trường và vật chất, một quá trình có thể có hoặc không liên quan đến tối đa hóa hữu dụng (utility maximization). Ý nghĩa subtantive của “kinh tế học” được nhìn nhận trong ý nghĩa rộng hơn của “economising” (tiết kiệm?) hoặc “provisioning” (tự cung tự cấp?). Kinh tế học đơn giản là cách xã hội đáp ứng nhu cầu vật chất của mình. Các nhà nhân học chấp nhận vị trí substantivist theo hướng thực nghiệm (empirical) vì nó không áp đặt các giả định theo văn hóa phương Tây lên các xã hội khác, nơi mà các giả định đó có thể không được đảm bảo. Tuy nhiên, cuộc tranh luận giữa substantivist và formalist không phải giữa nhà nhân học và nhà kinh tế học mà là cuộc tranh luận học thuật chỉ giới hạn ở tạp chí Research in Economic Anthropology. Theo nhiều cách, nó phản ánh các cuộc tranh luận chung giữa giải thích “etic” và “emic” (đề cập đến hai kiểu nghiên cứu điền dã (field research) và góc nhìn đạt được; từ bên trong nhóm xã hội (từ góc nhìn của đối tượng) và từ bên ngoài (từ góc nhìn của người quan sát)) theo định nghĩa của Marvin Harris trong nhân học văn hóa của thời kỳ này. Những người ủng hộ chính của mô hình substantivist là George Dalton và Paul Bohannan. Formalists như Raymond Firth và Harold K. Schneider khẳng định rằng mô hình kinh tế học tân cổ điển có thể được áp dụng cho bất kỳ xã hội nào nếu có sự điều chỉnh thích hợp, cho rằng đó là nguyên tắc có giá trị phổ quát.
[9] Thuyết chức năng cấu trúc (structural functionalism), hoặc đơn giản gọi là thuyết chức năng (functionalism), cơ sở cho việc xây dựng lý thuyết xem xã hội như một hệ thống phức tạp mà các bộ phận làm việc với nhau để thúc đẩy sự thống nhất ổn định. Cách tiếp cận này nhìn xã hội theo hướng vĩ mô, đặt trọng tâm rộng trên các cấu trúc xã hội định hình xã hội như một toàn thể, và tin rằng xã hội đã phát triển như cơ thể sinh vật. Cách tiếp cận này sẽ xem xét cả cấu trúc xã hội chức năng xã hội. Thuyết chức năng xử lý xã hội như một toàn thể theo chức năng của các yếu tố cấu thành của nó; cụ thể là chuẩn mực, phong tục, truyền thống, và các định chế. Tương tự, được phổ biến bởi Herbert Spencer, cho rằng các bộ phận này của xã hội như là “cơ quan” hoạt động hướng tới chức năng đúng đắn của “cơ thể” như một tổng thể. Trong các thuật ngữ cơ bản nhất, chỉ đơn giản là nhấn mạnh nỗ lực để gán cho, một cách chặt chẽ nhất có thể, mỗi tính năng, phong tục, hoặc thông lệ, tác động của nó lên chức năng của hệ thống được cho là cố kết ổn định”. Đối với Talcott Parsons, “thuyết chức năng cấu trúc” mô tả một giai đoạn cụ thể trong quá trình phát triển phương pháp luận của khoa học xã hội, chứ không phải là một trường phái cụ thể của tư tưởng. Cách tiếp cận theo thuyết chức năng cấu trúc là một phân tích xã hội học vĩ mô (macrosociological analysis), với trọng tâm rộng trên các cấu trúc xã hội định hướng xã hội như một tổng thể.
[10] Trong kinh tế học, thuật ngữ microfoundations đề cập đến phân tích kinh tế vi mô về hành vi cá nhân như hộ giá đình hay doanh nghiệp nhằm củng cố lý thuyết kinh tế vĩ mô (Barro, 1993, Glossary, p.594)
[11] Structural Marxism là cách tiếp cận triết học Marx dựa trên trường phái cấu trúc (structuralism), ban đầu được kết hợp với công trình nghiên cứu của triết gia người Pháp Louis Althusser (1918 – 1990) và các học trò của ông. Nó có tầm ảnh hưởng tại Pháp trong những năm 1960 và 1970, và cũng ảnh hưởng đến các triết gia, nhà lý thuyết chính trị và nhà xã hội học bên ngoài Pháp trong những năm 1970.
[12] Symbolic anthropology, hay rộng hơn symbolic and interpretive anthropology, là nghiên cứu biểu tượng văn hóa và cách thức diễn giải những biểu tượng đó nhằm đạt được sự thông hiểu hơn đối với một xã hội cụ thể. Nó thường được xem là đối nghịch với trường phái duy vật văn hóa (cultural materialism). Theo nhà nhân học người Mỹ Clifford Geertz (1926 – 2006), “tin rằng, cùng với Max Weber, con người là loài thú bị mắc trong các mạng lưới ngữ nghĩa (webs of significance) mà chính họ bện thành, văn hóa chính là các mạng lưới đó, và phân tích văn hóa, do đó, không phải là thí nghiệm (experimental: thí nghiệm # empirical: thực nghiệm) nhằm tìm kiếm quy luật mà là phân tích diễn giải nhằm tìm kiếm ý nghĩa”.
Những nhà nhân học biểu tượng lỗi lạc như Clifford Geerzt, David Schneider, Victor Turner và Mary Douglas.
[13] Marginalism lý thuyết kinh tế cố gắng giải thích sự khác biệt trong giá trị hàng hóa dịch vụ bằng cách tham chiếu đến hữu dụng thứ cấp, hoặc biên, của chúng. Lý do vì sao giá kim cương cao hơn so với giá của nước, ví dụ, là do sự thỏa mãn khi tăng thêm kim cương lớn hơn sự thỏa mãn khi tăng thêm của nước. Như vậy, trong khi nước tổng hữu dụng lớn hơn thì kim cương lại có hữu dụng biên (marginal utility) lớn hơn. Lý thuyết này đã được sử dụng để giải thích sự khác biệt về tiền lương giữa các dịch vụ thiết yếu và không thiết yếu, chẳng hạn như tại sao tiền lương của thợ sửa máy điều hòa lớn hơn tiền lương của người chăm sóc trẻ.
[14] Có thể tham khảo thêm về khái niệm “thick description” tại đây http://sotaynghiencuu.blogspot.com/2011/11/thick-description.html