Saturday, June 2, 2012

Xem xét các tài liệu có liên quan (literature review)


Xem xét các tài liệu có liên quan (literature review)
ThS Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch (*), 2012

Mục đích của việc xem xét các tài liệu có liên quan (literature review - LR) không những để có được một góc nhìn rộng hơn, mà còn nhằm tránh việc tái khám phá kiến thức đã được trình bày rồi. 

LR giúp bạn xây dựng công trình nghiên cứu của mình dựa trên các công trình đã được thực hiện trong lĩnh vực bạn đang nghiên cứu. LR cũng giúp người nghiên cứu không bỏ sót những vấn đề đã được nghiên cứu. Nó cho thấy bạn đã cẩn thận tìm kiếm các tài liệu và xác định hầu hết các tài liệu có thể hữu ích trong bài nghiên cứu của bạn. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các tài liệu có liên quan mà bạn tìm được đều phù hợp. Điều cần thiết đối với tài liệu được sử dụng trong quá trình phê bình (critical examination) là liệu chúng có đủ sức mạnh hay không khi bạn đưa chúng vào bài nghiên cứu của mình. Nếu như bạn dựa trên những khái niệm, lý thuyết không có căn cứ và kém suy xét thấu đáo, khi đó, cả bài nghiên cứu của bạn sẽ kém thuyết phục. Điều này không có nghĩa là bạn phải dựa vào những tác giả nổi tiếng và tuyên bố rằng những tranh luận của họ đã được lập luận không tốt hoặc là không dựa vào sự thật. Điều đó có vẻ hơi kiêu ngạo. Thay vào đó, bạn nên xác định những điểm yếu hoặc hạn chế của các lý thuyết của tác giả, và tranh luận hoặc xác định những điểm không thích hợp với tình huống cụ thể của bài nghiên cứu của bạn.

Tiêu chuẩn đánh giá LR:
·        80-100% - excellent: LR bản thân nó là một đóng góp đáng kể vào những tài liệu hiện có.
·        70-79% - very good, distinction level: LR được miêu tả và đưa ra đánh giá có sức thuyết phục từ những góc nhìn phức tạp hoặc mới lạ.
·        60-69% - good: LR đưa ra đánh giá có sức thuyết phục với những góc nhìn đã có sẵn từ các tài liệu hiện có.
·        50-59% - compentent pass level: Mô tả tốt (các) lĩnh vực thích hợp của các tài liệu có liên quan. Nêu lên một số phê bình (criticism) chung nhưng không đưa ra đánh giá chặt chẽ với các khái niệm đang nghiên cứu.
·        46-49% - borderline fail: Mô tả không đủ hoặc có hạn chế (các) lĩnh vực thích hợp của các tài liệu có liên quan, và/hoặc không nêu lên phê bình hay đánh giá.
·        < = 45% - fail: Tác giả thể hiện rằng mình đọc còn ít và chưa hiểu thấu đáo.

(*) Nguồn: Colin Fisher (2007), "Researching and writing a dissertation - A guide book for business students", trang 12-13 và 78-79