Sunday, December 2, 2012

10 buoc giup xuat ban luan van

10 bước giúp xuất bản luận văn khoa học thành sách
Lý Nhân, 2012


(“10 Things New Scholars Should Do to Get Published” – D. Wegener) [3]. Chủ đề khá thiết thực và hữu ích để lưu lại trong sổ tay nghiên cứu gồm các bước được trình bày vắn tắt như sau:

10. Tập trung sự chú ý vào những bài nhận xét công trình nghiên cứu  (article reviews).  Tận dụng cơ hội để thực hành nhận xét các bài viết khác (ad-hoc reviewer), đặc biệt là bài viết cho tạp chí mà bạn có nguyện vọng xin xuất bản, muc đích để biết các hướng suy nghĩ mới của người nghiên cứu cùng ngành. Lưu lại những bản nhận xét của những người tham gia, đây là cơ hội tốt để xây dựng các mối quan hệ trong ngành, những liên lạc cần thiết và ý thức được các đóng góp mới một cách nhạy bén nhất. Nên lưu ý rằng, các tạp chí khoa học khác nhau sẽ có đặc điểm và ưu tiên khác nhau, từ đây, tạc khối căn bản cho công trình nghiên cứu của bạn và luôn ghi nhớ quan điểm của tạp chí. Bạn cần lùi lại một bước để có cái nhìn toàn cảnh, từ đó tiếp cận bài viết của chính mình với một góc nhìn khách quan hơn. D. Wegener cũng đề xuất các chương trình đào tạo viết nhận xét cho tạp chí trong phạm vi giảng đường, cũng như một cách khác để hiểu hướng đi cho bài viết của mình hơn sau này.


9. Viết như một nhà chuyên môn. Dĩ nhiên không cần phải là một nhà chuyên môn để viết như họ, tuy nhiên bước quan trọng nhất để bài viết có độ tin cậy cao trong mắt người đánh giá, là việc vận dụng lý thuyết chủ chốt (prominent theory) và dùng nó như nền tảng, từ đó có cơ sở phương pháp luận (theoretical perspective/ methodology). Người đọc của bạn sẽ không bao giờ phải đoán mò hay suy diễn ở bất cứ điểm nào trong bài viết, vì các lý lẽ phải luôn được chỉ ra, phân tích rõ và lập lại dọc theo thân bài.


8. Tương tự như trên, tập trung vào  “cây”, nhưng không được bỏ qua  “cánh rừng”, nói một cách hình tượng, thậm chí khi bạn chỉ muốn phân tích theo con đường mòn mà bạn đang đi, cũng không được quên chỉ ra con đường đó thuộc về cánh rừng nào.


7. Tuân thủ sự chặt chẽ trong việc vận dụng lý thuyết vào bài nghiên cứu. Dùng một luận điểm và dùng xuyên suốt. Khi cần, phải tái tạo lý thuyết đó trong một hoàn cảnh hoặc một nghiên cứu khác để kiểm tra liệu nó còn phù hợp và không bị thay đổi trong hoàn cảnh khác hay không.


6. Đừng kỳ vọng người nhận xét sẽ làm thay công việc nghiên cứu của bạn. Điều này cũng giống như người dẫn luận văn, tức là chỉ hướng dẫn, và nhận xét. Người nghiên cứu, và sau đó là người viết, luôn luôn phải là người biết rõ hơn trong việc mình viết gì, cơ sở lý luận thế nào, tính đóng góp ra sao, để công trình có thể xuất bản. Cách thức khác để làm hỏng công trình của bạn là cố công gửi bài viết tới những nhà xuất bản/ tạp chí hàng đầu, không cần quan tâm độ liên quan đến chủ đề nghiên cứu, và từ đó gửi dần xuống những nhà xuất bản/ tạp chí tiếp sau nếu bị từ chối. Sự phù hợp, hoàn chỉnh thể hiện sự tôn trọng và tính chuyên nghiệp của người gửi.


5. Chọn mặt gửi vàng. Tương tự như lưu ý thứ 6, nói một cách nghiêm túc, chọn đúng nơi nhận cho bài viết của mình là điều hết sức quan trọng nhằm tiết kiệm thời gian chờ đợi. Ví dụ, với các tạp chí chuyên khảo, không nộp bài nhận xét và ngược lại, cũng không chỉ luôn luôn bó hẹp lựa chọn vào những tạp chí hàng đầu.
Đến đây, lưu ý số 10, tập làm quen với các dạng viết nhận xét, sang loc địa chỉ liên hệ để hiểu rõ tính chất của từng tờ báo/ nhà xuất bản, là điều cần thiết cho thành công của một công trình khoa học được xuất bản.


4. Các nghiên cứu cũng giống như việc đầu tư, điều này đặc biệt đúng cho các nghiên cứu về thực nghiệm (empirical research), để xây dựng các tiền đề cho giả thuyết, lý thuyết. Theo D. Wegener, nên đa dạng hóa câu hỏi nghiên cứu trong đầu – không nhất thiết phải thuộc về rất nhiều phân khúc, chuyên ngành khác
nhau, nhưng thuộc về nhiều khả năng mà câu hỏi nghiên cứu ban đầu có thể mở ra và dẫn dắt bạn đi tới, không nên lệ thuộc cứng nhắc chỉ vào một hướng đi mà bạn thấy thoải mái nhất. Việc này cũng tương tự việc bạn chọn đầu tư vào nhiều công ty một lúc với cùng số tiền thay vì ưu tiên tất cả lưu tâm và tiền của vào
một địa chỉ.


3. Cộng tác với những người nghiên cứu cùng ngành. Càng nhiều nguồn suy nghĩ thì bài viết sản phẩm càng tốt và khách quan hơn, cũng có khả năng làm một đề tài nghiên cứu theo nhóm trong tương lai. Đồng thời, xây  dựng chân dung nghiên cứu cho bạn với những mối quan tâm hàng đầu và trở nên thuần thục,
rành rẽ trong lãnh vực quan tâm (carve out your own niche).


2. Biết trước ai sẽ là người đọc bài của bạn, ban biên tập, những người chủ chốt. Cố gắng nghĩ như họ nghĩ, khách quan nhìn nhận bài viết của mình từ hướng khác để xem xét tính đóng góp của bài viết.


1. Bài nhận xét đầu tiên là bài quan trọng, và cho dù nó tốt hay xấu hơn nguyện vọng của bạn, cũng không nên nản lòng. Xây dựng lại bài viết, chứng tỏ sự tiến triển và bổ sung. Sau cùng thì chính những nhận xét đó là viên đá đầu tiên để bạn bước gần tới mong muốn được đóng góp nghiên cứu vào giá trị tri thức
(merit) chung của ngành.

Thiết nghĩ, bên cạnh việc nắm vững phương pháp luận cũng như các bước tiến hành nghiên cứu từ thực tế, những workshops như thế này nên tiếp tục được đầu tư để tiếp cận rộng rãi hơn tới những người làm nghiên cứu, vì suy cho cùng các kết quả nghiên cứu chỉ thiết thực nếu được chia sẻ, vậy thì những hướng dẫn
này như cẩm nang để những cố gắng đó được đi đúng hướng đến với cộng đồng nghiên cứu hơn.


[1]  http://wileyblackwellwellbeing.wordpress.com/2010/11/16/publishingworkshop-the-joys-and-sorrows-of-writing-an-undergraduate-textbook/
Publishing Workshop: The Joys and Sorrows of Writing an Undergraduate Textbook


[2] http://wileyblackwellexchanges.com/2012/11/07/managing-a-co-editorshipbrian-donovan-bill-staples/  Managing a Co-editorship.


[3] http://wileyblackwellexchanges.com/2012/11/06/10-things-new-scholarsshould-do-to-get-published/ Publishing Workshop: ’10 Things New Scholars Should Do to Get Published'