Tuesday, September 29, 2020

Gramsci: Quốc tế và Quốc gia

TS Lê Thanh Hải dịch từ tập các bài viết trong tù, Quyển 14 đoạn 68, bản tiếng Anh trang 230-232 sach David Forgacs chủ biên ĐH New York xuât bản năm 2000. Chú thích của sách được người dịch kèm vào thành chú thích riêng trong ngoặc vuông [].

[Khi tiếp phái đoàn đầu tiên của đảng lao động Mỹ] vào tháng Chín năm 1927 Stalin [đã được hỏi câu đầu tiên về mối quan hệ giũa tư tưởng của Lenin và Marx - mà Gramsci đọc được trong tù qua bản dịch tiếng Ý từ tờ điểm báo nước ngoài RSdSE số 4.10.1927] đề cập đến một số vấn đề then chốt trong môn chính trị. Tôi thấy cần nói rõ hơn về chuyện tại sao phải xét tình hình quốc tế từ góc độ quốc gia, bất kể là theo lý thuyết chính trị của Marx hay Lenin.

Thực tiễn cho thấy các mối quan hệ bên trong của mỗi dân tộc là hệ quả của một tổ hợp những điều bắt đầu từ nguồn cội và có thể coi như là riêng biệt. Cho nên nếu muốn làm chủ và dẫn dắt được các mối quan hệ đó thì cần phải hiểu và xây dựng chúng từ nền tảng đặc trưng này.

Hướng phát triển chắc chắn là quốc tế hóa, nhưng mà điểm khởi đầu là dân tộc. Ta cần bắt đầu từ đó nhưng phương hướng là quốc tế. Cho nên cần nghiên cứu thật chính xác tổ hợp nội lực mà giai cấp vô sản quốc tế sẽ phải lãnh đạo và phát triển, theo đúng chủ trương và chính sách qua các kỳ quốc tế cộng sản.

Giai cấp lãnh đạo chỉ đúng là lãnh đạo nếu diễn giải chính xác tổ hợp này, mà bản thân cũng là một thành phần và chính vì vậy mà có thể đưa ra đường hướng cho phong trào trong phương hướng đã định. Theo tôi đây chính là điểm khác biệt cơ bản gây chia rẽ giữa Stalin và Trotsky khi diễn giải con đường Bolshevism. 

Các chỉ trích cho rằng phong trào mang tính dân tộc sẽ trở thành vô nghĩa nếu được đưa về đúng trọng tâm của vấn đề. Nếu nghiên cứu phong trào vô sản từ 1902 đến 1917 ta sẽ thấy tính nguồn cội nằm ở chỗ loại bỏ tư tưởng quốc tế ra khỏi mọi luận điểm mơ hồ và thuần túy tư tưởng thiếu thuyết phục, để xây dựng một nội dung chính trị thực tế. Để rộ̀i trong khái niệm chủ đạo các lập luận tức thời mang tính dân tộc đó mới được kết hợp lại. Ta dễ hiểu tại sao xu hướng là không nêu khái niệm đó ra, hay chỉ nhắc thoáng qua mà thôi.

Một giai cấp mang đặc tính quốc tế phải quốc gia hóa bản thân theo một cách hiểu nào đó, trong hoàn cảnh họ phải lãnh đạo các tầng lớp xã hội vốn chỉ bó hẹp vào dân tộc (như trí thức), và thậm chí còn thường là nhỏ hơn cả dân tộc nữa: cấp tỉnh và địa phương ̣(nông dân). Hơn vậy, cách nhìn đó không phải là quá hẹp, vì trước khi có đủ điều kiện để tạo ra nền kinh tế theo kế hoạch thế giới thì cần phải qua nhiều giai đoạn mà hoàn cảnh khu vực (nhóm các dân tộc) có thể rất khác nhau.

Hơn nữa, không bao giờ được quên rằng tiến trình lịch sử tuân theo qui luật cung cầu cho đến khi quyền lãnh đạo vào tay lực lượng đang xây dựng theo kế hoạch phân chia lại lực lượng lao động một cách hòa bình và chắc chắn. Quan điểm phi dân tộc đó (tức là những điều không thể nêu riêng lẻ ở một nước nào) là sai và coi như là phi lý. 

Con đường này dẫn tới chuyển biến thụ động thành hai giai đoạn. 1- Trong phần đầu, không ai tin mình có thể khởi đầu. Mà nói đúng ra là họ tin rằng nếu dẫn đầu sẽ bị cách ly. Cho nên sẽ chờ tới khi mọi người cùng đi. Nhưng mà khi đó thì không ai dịch chuyển hay tổ chức phong trào. 2- Phần hai có lẽ còn tệ hơn, vì điều được mong đợi là sự lan tỏa phi tự nhiên và vô tổ chức như kiều theo vó ngựa của Napoleon (mà không phải tất cả diễn tiến lịch sử đều lặp lại giống nhau).

Điểm yếu của mô hình hiện đại này cho cơ chế cũ được đánh dấu bằng lý thuyết phổ quát về cách mạng tuyệt đối. Mà đó chỉ là dự báo chung chung mang tính giáo điều, tự mình tan vỡ bằng cách không thể trở thành sự thật.