Sunday, November 6, 2011

hoi thoai

Hội thoại nhìn từ Tâm lý học xã hội đời thường

Michael Argyle, Lê Hải lược dịch


LND: Sau một thời gian gây ảnh hưởng mạnh trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, ngành tâm lý học xã hội bắt đầu bị chỉ trích vì chỉ chăm lo đến các mô hình, khái niệm tổng quát và xa rời các vấn đề trong cuộc sống xã hội đời thường mà mỗi cá nhân vẫn gặp mỗi ngày. Đó là xuất phát điểm cho các tác giả như Michael Argyle soạn giáo trình Tâm lý học xã hội đời thường (The Social Psychology of Everyday Life), Routledge xuất bản năm 1992. Phương pháp thường gặp trong nghiên cứu tâm lý học xã hội là tập trung một nhóm nhỏ 2-4 sinh viên, rồi yêu cầu giải quyết một vấn đề, để sau đó phát hiện các mối quan hệ và qui luật đã được kiểm chứng rất nhiều lần và đưa vào sách giáo khoa, nhưng thực sự ra lối "nghiên cứu" đó không sát với thực tế đời thường, và cũng không đề cập gì đến những bối cảnh xã hộ như trong gia đình, xóm đạo, hiệp hội hay nhóm bạn bè. Một trong số những lĩnh vực thuộc loại quan trọng nhất trong mối quan tâm của ngành tâm lý xã hội nhưng lại ít được chú ý là đối thoại, được Michael Argyle dành riêng một chương trong sách.


Đa số các sách giáo khoa ngàh tâm lý xã hội hiện nay không có chương riêng về hành động trao đổi trò chuyện, nhưng đây mới là trung tâm của hầu hết tất cả mọi hành vi xã hội. Và cũng không hay nếu để cho các nhà ngôn ngữ toàn quyền xử lý, bởi vì mối quan tâm của họ có khác - chủ yếu là đi tìm các qui luật chi phối việc sắp đặt câu. Lời nói thì lại tạo khả năng cho công việc và giả trí, thiết lập quan hệ; công việc, giải trí và quan hệ bao gồm nhiều hay ít câu chuyện trao đổi. Hội thoại là môi trường của các tư tưởng và từ vựng chung, cũng như các qui tắc và thông hiểu chung.


Thường nhà ngôn ngữ học diễn tả ngôn ngữ bằng các chữ in trên giấy. Đây là sai lầm, vì đơn vị thực sự là lời trình bày của một cá nhân tới một cá nhân hay nhiều người khác, trong một hoàn cảnh, trong một mạch câu chuyện, nơi anh hay chị ta tìm cách ảnh hưởng lên người khác. Lời trình bày là đơn vị của một hành vi xã hội, nhưng là đơn vị rất đặc biệt, vì dùng từ và ngữ pháp, và truyền đạt ý nghĩa. Các cuộc hội thoại tương tự nhau cùng là các chuỗi hành vi đặc biệt với cấu trúc phức tạo, và đòi hỏi phải sở hữu những kỹ năng đặc biệt để thực hiện đúng cách.


Nhà tâm lý học xã hội nghiên cứu hội thoại qua thí nghiệm và các phương pháp giúp định lượng. Kết quả sẽ được đăng tải trong các tạp chí tâm lý như là Journal of Language and Social Psychology. Trong khi đó nhà ngôn ngữ học lại nghiên cứu hội thoạ, ví dụ như là phương pháp "phân tích hội thoại", qua một vài ví dụ và suy diễn ra sự tồn tại của các qui luật như là luật ngữ pháp.


[... Như vậy,] đơn vị cơ bản của ngôn ngữ hiện được người ta tin không phải là chữ in mà là những truyền đạt bằng lời nói (utterance). Một lời truyền đoạt là một thành phần của hành vi.


[...] Truyền đạt không lời (non-verbal communication) giữ một số vai trò quan trọng trong hội thoại: thêm vào và làm đầy đủ ý nghĩa của lời truyền đạt, đưa tín hiệu phản hồi từ người nghe, đồi thời giúp phối hợp và bảo đảm đồng bộ.


[...] Một chuỗi hội thoại có thể có dạng phổ biến nhất là hỏi-trả lời, hay yêu cầu-thực hiện (hay từ chối), triệu tập-đáp lễ, đề nghị-chấp thuận (hay từ chối), cám ơn-ghi nhận, chúc mừng, hội hè.


[...] Hai người đang đối thoại cũng "đối đãi" lẫn nhau, ví dụ như họ thay đổi kiểu nói chuyện để giống nhau hơn. Có thể thấy qua việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, hay độ to nhỏ và dài ngắn của lời truyền đạt. Họ làm như vậy một phần để người kia tiếp nhận, hay hòa nhập, và một phần là để hiểu nhau hơn. [...]


Hội thoại là kỹ năng phối hợp khó khăn giữ hai hay nhiều người, và cần thiết cho tất cả mọi hành vi xã hội. Người ta đã phát hiện nhiều hiện tượng đặc trưng cho hành vi này, ví dụ như liên chủ quan, đối đãi và lễ giáo. Chuỗi hội thoại phức tạp, chỉ có thể hiểu một phần. Các tín hiệu không lời giữ vai trò mật thiết để phối hợp đồng bộ và tạo kênh phản hồi. Các kỹ năng nói chuyện đặc biệt được cần đến khi kết bạn, trao đổi qua điện thoại và trong các tình huống khác, và có khác biệt lớn trong kiểu nói chuyện giữa các giới tính và tầng lớp xã hội khác nhau. Nếu không nắm được các kỹ năng hội thoại tổng quát hay trong trường hợp đặc biệt thì sẽ tạo ra khó khăn, nhưng người ta có thể được huấn luyện để sử dụng các kiến thức hiện có.

No comments:

Post a Comment