Phương pháp miêu tả đậm
Lê Hải*
Mặc dù là thuật ngữ thick description (tạm dịch là miêu/mô tả đậm) thường gắn liền với tên tuổi của nhà nhân học người Mỹ Clifford Geertz, thực ra ông chỉ dùng lại khái niệm đã được triết gia người Anh Gilbert Ryle (1900-1976) đưa ra từ trước, nhưng lại vận dụng thành công để nâng ngành nhân chủng học (ethnology) đã phá sản lên thành nhân học xã hội (social anthropology).
Một ví dụ dễ hiểu được đưa ra là khi nét mặt của một người khác thì sẽ dễ dàng phân biệt được hành động chớp mắt (twitch) của người thứ nhất với động tác nháy mắt (wink) của người thứ hai, trong khi một chiếc máy chụp ảnh thì không có khả năng như vậy. Nháy mắt là một động tác thông tin (communication): cố tình, truyền đến một người nhất định, chuyển tải một thông tin nhất định, theo một qui tắc xã hội nhất định. Nhưng trường hợp động tác nhại lại của người thứ ba, giả như nháy mắt nhưng không phải nháy mắt và cũng chẳng phải chớp mắt thì sao? Ryle giải thích là miêu tả mỏng (thin description) đều giống nhau cho cả ba trường hợp, đều là hai mí mắt chuyển động chập vào nhau, trong khi miêu tả đậm (thick description) thì phải nêu ra toàn bộ mối quan hệ giữa ba người này trong bối cảnh một câu chuyện đang diễn ra tại thời điểm này trong không gian này.
Tiếp tục với ví dụ về câu chuyện một người Do Thái đòi lại bầy cừu bị mất ở xứ Ma-rốc thuộc Pháp mà muốn trình bày ra ở đây sẽ phải kể loại toàn bộ những mối quan hệ rắc rối giữa những nhân vật trong một câu chuyện đơn giản là đi đòi lại bầy cừu bị mất, Clifford Geertz diễn giải rằng nhiều khi một dữ liệu thật đơn giản như lá thư ngắn trong cái chai trôi trên biển dạt vào bờ cũng đủ để nhà nhân học tạo ra một mô tả đậm đến bất ngờ. "Cái mà ta gọi là dữ kiện thực sự chính là cấu trúc tư duy của chúng ta về cấu trúc tư duy của người khác trong khung cảnh của họ và những người cùng nhóm." Để hiểu được nhiều khi chỉ đơn giản là một động tác phải làm trong lễ nghi truyền thống chẳng hạn như đám cưới thì người mô tả phải cung cấp vô số thông tin nền trước khi trực tiếp khảo sát hành động đó. Văn hóa và các mối quan hệ xã hội (chính trị, kinh tế, cộng đồng) càng tích tụ bao nhiêu thì mô tả càng đậm đặc bấy nhiêu. Sự khác biệt về số lượng giữa mô tả mỏng rằng chú rể chỉ tay vào cô dâu trong đám cưới Hồi giáo và mô tả đậm phải chuẩn bị thông tin nền về Hồi giáo, về thủ tục hôn lễ, về quan điểm giới trong xã hội v.v. có thể lên đến vài chục trang giấy. Tương tự vậy với mô tả mỏng và đậm về một chiếc áo Veston mà chú rể mặc trong một đám cưới ở một xã biên giới miệt An Giang, khi được làm đậm thêm bằng lịch sử du nhập văn hóa hay kinh tế toàn cầu, lẫn biểu tượng quyền lực chính trị và vai trò cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng làng xã. "Các dữ kiện nhỏ nói lên vấn đề lớn, nháy mắy là câu chuyện của ý thức (epistemology), cướp bầy cừu là chuyện cách mạng, vì được làm ra như vậy".
Clifford Geertz nhìn văn hóa theo kiểu của Max Weber. Với Weber thì con người là loài thú mắc trong cái lưới của ngữ nghĩa (significance) mà ông đã đặt. Và Clifford coi văn hóa chính là cái lưới đó, mà các phân tích về văn hóa không phải là thí nghiệm như trong ngành khoa học tự nhiên để phát hiện qui luật tự nhiên, mà là một quá trình diễn giải để tìm hiểu ý nghĩa (meaning). Khi đó thì miêu tả sẽ còn đậm thêm, vì ý nghĩa luôn thay đổi theo thời gian và không gian, cũng như bối cảnh xã hội, được người ta thiết lập hay tái lập, mở rộng hay thu hẹp, chưa kể cách nhìn ý nghĩa còn thay đổi nhiều từ sau Husserl và Wittgenstein. Và quan trọng hơn nữa, là người mô tả đứng giữa hai hệ thống văn hóa khác nhau, của nhóm người được mô tả và nhóm người đọc mô tả đó, mà nhiều khi còn thêm hệ thống văn hóa thứ ba, tức là bề dày lịch sử và bản sắc của chính bản thân mình.
"Nói tóm lại - Clifford Geertz giải thích - viết luận văn nhân học bản thân là diễn giải," tức là cũng giống như một bài bình giảng văn học, hay bất kỳ một bài văn mô tả nào thành công [1]là đưa độc giả vào tâm của vấn đề đang được diễn giải (interpretation). Nhân học không chỉ là ở hiện trường ta điền dã, mà còn nằm sẵn hay được thể hiện trên trang sách, trong bài báo, qua giờ giảng, qua trình bày của bảo tàng và nay là cả qua phim ảnh nữa. Trong thời đại mạng toàn cầu thì mô tả còn đậm đặc thêm qua các liên kết hypertext.
[*] Tóm lược từ Clifford Geertz 1973, Thick Description: Toward an Interpretive Theory of Culture, in The Interpretation of Culture, Basic Books, các đoạn đặt trong ngoặc kép là trích dịch từ tác phẩm này. Độc giả quan tâm có thể tìm đọc nguyên văn tiếng Anh chương về khái niệm Thick Description của Clifford Geertz trong quyển sách này ở trang mạng http://hypergeertz.jku.at/GeertzTexts/Thick_Description.htm
[1] như bài tập làm văn của cậu bé trường Am mô tả giá trị đồng tiền gây xôn xao dư luận gần đây, hay những truyện ngắn thường gặp trên Văn Chương Việt, chẳng hạn như câu chuyện (hư cấu?) về một cô gái đi bán trứng của Lưu Thủy Hương http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17256
Thank chia sẽ của bạn!
ReplyDeleteNguyễn Trí – Nhân viên tư vấn
-------------------------------------------------------------------
• Xem chi tiết về Có nên thuê dịch vụ trang trí nhà hàng Tiệc Cưới?
• Hoặc Co nen thue dich vu trang tri nha hang Tiec Cuoi?
Blog rất ý nghĩa, mong bạn tiếp tục phát huy nhé!
ReplyDeleteTâm Linh – Tư vấn viên
-------------------------------------------------------------------
• Xem chi tiết về Bảng giá chụp ảnh món ăn
• Hoặc Bang gia chup anh mon an
Oh hay quá cám ơn thớt nhiều
ReplyDeleteGiã Quỳ – Sales
-------------------------------------------------------------------
Xem chi tiết về Bảng giá dịch vụ chụp hình sự kiện
Hoặc Bang gia dich vu chup hinh su kien