Mẫu số nhân văn
Florian
Znaniecki, Lê Hải dịch
Lời người dịch:
Không phải ai cũng hiểu thấu đáo về vấn đề “chủ quan - khách quan”
trong nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Tương tự
vậy, “yếu tố con người” cũng là một vấn đề cần được chú ý hàng
đầu trong các nghiên cứu này. Để bổ sung vào hệ thống triết học tư
duy xin giới thiệu một đoạn phân tích ở mục 2 trong chương 1 của tác
phẩm kinh điển Phương pháp Xã hội học (bản gốc tiếng Anh The Method of
Sociology xuất bản năm 1934, dịch từ bản dịch tiếng Ba Lan do GS Elżbieta
Hałas thực hiện, xuất bản năm 2008, trang 67-70). Tác giả là GS triết
và xã hội học người Mỹ gốc Ba Lan Florian Znaniecki.
... Mỗi hệ
thống văn hóa luôn tồn tại thuộc về các đối tượng lịch sử có nhận
thức và chủ động, tức là hiện hữu trong trải nghiệm và hoạt động
của một sắc dân nhất định, các cá nhân và tập thể, sống trong một
phần nhất định của thế giới loài người và trong một giai đoạn lịch
sử nhất định. Vì vậy mà hệ thống văn hóa đó hiện hữu và khách
quan đối với nhà nghiên cứu cũng như đối với các đối tượng lịch sử
khi trải nghiệm điều đó, trong quá khứ hay hiện tại, khi chủ động
tham gia. Tính chất cơ bản đó của hiện tượng văn hóa ta gọi là mẫu
số nhân văn, tức là những gì mà đối với nhà nghiên cứu lý thuyết
thì thuộc về trải nghiệm chủ động của người khác cũng như là những
gì mà trải nghiệm chủ động tạo ra.
Nếu loại trừ
mẫu số nhân văn và nhà khoa học buộc phải nghiên cứu hệ thống văn
hóa như là một hệ thống trong ngành tự nhiên, thì lúc đó hệ thống
đó sẽ tồn tại như là không liên quan gì đến trải nghiệm của con
người và hoạt động của hệ thống sẽ biến mất và người nghiên cứu
thay vì nhìn thấy điều đó sẽ chứng kiến một loạt vật thể và quá
trình vô trọng lượng tự nhiên, và không còn tìm hiểu được bất kỳ
điều gì tương tự với thực tại mà
anh ta muốn phân tích nữa.
Lấy ví dụ,
ngôn ngữ, bất kể là tiếng Pháp hiện đại hay tiếng Hi Lạp cổ đại,
chỉ tồn tại khi có một nhóm người sử dụng và hiểu nhau bằng thứ
tiếng đó. Đó là một tập thể lịch sử sinh sống trong một không gian
và thời gian nhất định, cũng như các cá nhân sống ở nơi nào khác hay
trong giai đoạn sau đó. Với nhà ngôn ngữ học thì các ngôn ngữ đó mang
các tính chất nhất định dành cho quần thể đó. Hay ví dụng như là
đạo Islam, chỉ tồn tại được như là một tôn giáo chỉ khi có một nhóm
người khá đông và nhiều thành phần ở phương Đông tin và tuân theo các
nghi lễ của đạo. Và người nghiên cứu cần nhìn nhận tôn giáo này qua
mắt nhìn của tín đồ hay là cách mà các hệ phái và trường phái tôn
giáo muốn cải biên. Ngân hàng Anh là hệ thống kinh tế chỉ tồn tại
khi có đông người ở nước Anh và người ở nơi khác thực hiện một số
hoạt động kinh doanh nhất định và có một số trải nghiệm nhất định
mà nhờ đó “ngân hàng” trở thành hiện thực và ảnh hưởng lên cuộc
sống của con người. Nhà nghiên cứu kinh tế phải nhìn nhận hệ thống
này trong trạng thái như đang hiện hữu trong không gian trải nghiệm và
hoạt động của những người đó, mà trước hết là ý nghĩa của ngân hàng
đối với các cổ đông, giám đốc chi nhánh, nhân viên, văn phòng đại
diện, đối tác, con nợ và chủ nợ. Hệ thống triết học Platon là hệ
thống như đang hiện hữu trong khu vực hoạt động tư duy và trải nghiệm
của chính Platon và tất cả học trò của ông, người đọc sách của ông,
cùng tất cả những ai phê bình ông từ thời cổ đại cho đến ngay hôm
nay, và phải được sử gia triết học và khoa học nghiên cứu môt cách
khách quan như là hệ thống đó được tất cả những người vừa kể hiểu
như thế nào.
No comments:
Post a Comment